Học tập đạo đức HCM

Đầu tư đúng hướng, vợ chồng ở vùng miền núi có thu nhập hàng trăm triệu đồng

Thứ hai - 12/05/2025 10:48
Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, cùng với sự cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, vợ chồng anh Võ Phi Hùng, chị Lê Thị Oanh ở thôn Thiên Nhẫn xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn đã cải tạo thành công vườn tạp, trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi, biến đất cằn đá sỏi thành khu vườn xanh mát với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn mới ở vùng miền núi.
Những ngày đầu mùa nắng nóng oi bức, nhưng khu vườn trồng chanh và hoa thiên lý của nhà anh Hùng, chị Oanh vẫn xanh tươi, hoa trái trĩu cành. Đây là thành quả ngọt ngào mà anh chị nhận được sau nhiều năm chăm chỉ, nỗ lực đào đất lật cỏ, cải tạo vườn tạp để đưa giống cây con mới vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong câu chuyện về phát triển kinh tế, vợ chồng anh Hùng, chị Oanh cho biết năm 2009, sau khi lập gia đình, vợ chồng đã thừa hưởng mảnh vườn do cha mẹ để lại cùng với hơn 100 gốc chanh mà ông bà đã trồng trước đó. Những ngày đầu, anh theo cha chăm chút từng gốc chanh, hiểu rõ từng kỹ thuật chăm sóc để cây chanh trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình. Tuy nhiên, đây là vùng đất khô cằn, sỏi đá, phải mất nhiều thời gian, công sức mới có thể cải tạo và phát triển được.
a 1
Vườn chanh của gia đình anh Hùng (áo xanh thứ 2 bên trái sang) cho thu nhập hơn 150 triệu đồng mỗi năm.
Nhờ chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó, cùng với học tập kinh nghiệm, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi, vợ chồng anh Hùng chị Oanh đã từng bước mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, mở rộng diện tích trồng chanh. Theo anh Hùng, khi đã hiểu về thổ nhưỡng và khí hậu của vùng đất này thì cây chanh dễ trồng, thời điểm tốt nhất là từ tháng 5 đến tháng 6. Mỗi cây chanh bắt đầu cho thu hoạch từ năm thứ 2 trở đi. Chia sẻ với chúng tôi, anh Hùng cho biết: “Những cây chanh có tuổi đời trên 20 năm có thể thu hoạch mỗi năm 70 - 80kg quả. Nguồn thu từ cây chanh rất ổn định, không sợ mất mùa, mất giá như những loại cây ăn quả khác. Chanh có thể thu hoạch quanh năm, thương lái đến tận nhà thu mua nên thu nhập của chúng tôi khá ổn định”.
Nhờ tuân thủ quy trình kỹ thuật và đầu tư đúng hướng, vợ chồng anh Hùng đã có 450 gốc chanh trên diện tích 7.000m2. Hằng năm, vườn chanh của vợ chồng anh đạt sản lượng từ 10 - 12 tấn, mang về thu nhập trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình anh còn thu nhập từ bán lá chanh, phục vụ cho các cơ sở đông y với nguồn thu hàng chục triệu đồng mỗi năm.
Không chỉ tập trung phát triển vườn chanh, tháng 10/2024, vợ chồng anh Hùng đầu tư hơn 20 triệu đồng trồng thêm 110 cây hoa thiên lý. Đến nay, vườn hoa thiên lý của gia đình anh phát triển tốt và dự kiến sẽ cho thu hoạch từ tháng 7 năm nay. Dự kiến vụ đầu tiên anh sẽ thu hái được khoảng 100 kg hoa lý/lứa. Với giá bán thị trường như hiện nay từ 50.000 - 60.000 đồng/kg, như vậy mỗi lứa anh Hùng sẽ thu về từ 5-6 triệu đồng.
a 2

Vợ chồng anh Hùng đã đầu tư hơn 20 triệu đồng trồng thêm 110 cây hoa thiên lý, đến tháng 7 sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Bên cạnh phát triển kinh tế vườn, vợ chồng anh Hùng chị Oanh còn tập trung phát triển kinh tế theo hướng chăn nuôi. Hiện nay gia đình đang chăn nuôi 5 con trâu, bò và 10 lợn thịt. Bình quân mỗi năm gia đình xuất bán 5 con bê, nghé và khoảng 2 tấn thịt lợn hơi, thu về hơn gần 100 triệu đồng. Ngoài ra, từ chăn nuôi, gia đình anh còn có thêm nguồn phân bón cho cây trồng phát triển, vừa giảm được chi phí sản xuất, vừa hạn chế sử dụng phân hóa học ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của cây trồng.
a 3

Bình quân mỗi năm gia đình xuất bán 5 con bê, nghé và khoảng 2 tấn thịt lợn hơi, thu về hơn gần 100 triệu đồng.
Ông Phan Văn Thanh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn cho biết:Mô hình kinh tế vườn của anh Võ Phi Hùng và chị Lê Thị Oanh là một trong số ít những mô hình thành công ở xã Sơn Tiến nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật và đầu tư bài bản với tổng thu nhập hơn 250 triệu mỗi năm. Từ mô hình này đã đem đến cho người dân nơi đây cách tiếp cận mới, tư duy mới trong phát triển kinh tế vườn đồi. Từ đó, có thêm nhiều hộ dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng thành công chương trình NTM trên địa bàn xã miền núi chúng tôi”.
Bích Hường
Trung tâm VH và TT huyện Hương Sơn

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập239
  • Hôm nay38,268
  • Tháng hiện tại945,465
  • Tổng lượt truy cập100,001,659
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây