Học tập đạo đức HCM

Gieo chữ trên vùng đất khó (Bài cuối): Chung tay vì sự nghiệp trồng người

Thứ năm - 20/11/2014 02:42
Sự tận tụy, tâm huyết của các thầy, cô giáo - những người không quản khó khăn, cống hiến tuổi xuân, sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp trồng người trên vùng đất khó đã góp phần làm chuyển biến suy nghĩ của các bậc phụ huynh, chính quyền địa phương. Sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa đang ngày càng khởi sắc, những người “trồng cây” đã bắt đầu thấy được “mùa quả ngọt” từ chính bàn tay vun trồng của mình.
 

>> Gieo chữ trên vùng đất khó (Bài 1): Những người thầy “cắm bản”

Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội

10h trưa, khi những học sinh (HS) Trường Tiểu học Phương Mỹ vẫn còn say sưa với lời giảng của các thầy, cô giáo, tôi bắt gặp bóng dáng người phụ nữ đứng khép nép ở cổng trường. Nghĩ rằng, đó là một phụ huynh đến đón con sớm hơn thường lệ, nhưng hỏi ra mới biết, chị là Nguyễn Thị Thành, đi đưa cơm cho con. Những câu chuyện về việc duy trì sự học trên vùng “rốn lũ” của người dân nơi đây khiến chúng tôi hết sức ngạc nhiên và cảm phục. Nhưng với các thầy, cô giáo, chuyện những phụ huynh tận tâm chăm lo cho con cái học hành như chị Thành đã trở thành hình ảnh rất đỗi thân quen.

Gieo chữ trên vùng đất khó (Bài cuối): Chung tay vì sự nghiệp trồng người

Chị Nguyễn Thị Thành đi đưa cơm cho con.

Chị Thành tâm sự: “Nhà chỉ có 4 sào ruộng, nhưng lại có đến 4 người con, chồng đau ốm luôn, nên cuộc sống hết sức khó khăn. Dù vậy, sự nhiệt tình, tâm huyết của các thầy, cô từ những vùng quê xa xôi đến bám trụ trên mảnh đất khó này để dạy học, khiến mọi người hết sức cảm động, thôi thúc chúng tôi quyết tâm tạo điều kiện tốt nhất cho các con đến trường mở mang kiến thức, xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Vay mượn ngân hàng và bà con lối xóm, làm thêm những công việc đắp đổi qua ngày, nên chúng tôi cũng có tiền nộp học cho con. Điều vui nhất là các cháu đều chăm ngoan, học giỏi. Cháu đầu đã học năm thứ 2 đại học, cháu thứ 2 đang học lớp 12, phải ở trọ và 2 cháu còn lại học tiểu học. Nhà tôi ở bên kia sông, vừa xa lại cách trở đò giang, vì không có điều kiện nộp tiền ăn nên mỗi buổi sắp tan trường, tôi lại đưa cơm cho 2 con”.

Nhìn cặp lồng cơm còn nóng hổi chỉ có muối vừng, rau xanh và vài miếng thịt mỡ mỏng, mắt tôi bỗng rưng rưng trước tấm lòng của bà mẹ nghèo. Khi được hỏi, sao chị không nắm cơm cho cháu vào buổi sáng trước khi đến trường để trưa khỏi mang sang, chị cười hồn hậu: “Việc đưa cơm cho con giờ đã trở thành thói quen của tôi kể từ những ngày cháu đầu đi học. Mẹ chịu khó, vất vả một tí thì con được ăn cơm nóng, với lại, tôi cũng muốn được nhìn thấy các cháu ăn uống như thế nào. Năm nay, nhà trường cho lớp 1 ăn bán trú, có sự quản lý của các thầy, cô giáo vào buổi trưa, nên tôi rất an tâm”. Với bà mẹ nghèo này, chuyện những lần đưa đón con qua cầu phao sang sông đi học, cả 3 mẹ con trượt chân lăn xuống sông không còn là chuyện lạ, nhưng niềm vui khi con chăm ngoan, học giỏi là nguồn sức mạnh để chị vượt qua mọi khó khăn.

Dẫu khác nhau ở vùng, miền, nhưng với các bậc phụ huynh ở những vùng đặc biệt khó khăn, họ đều gặp nhau ở điểm chung, đó là việc quan tâm, tạo mọi điều kiện cho con em học tập. Anh Đặng Văn Tiến (Xuân Giang 2) cho biết: “Cuộc sống trên ốc đảo Hồng Lam muôn vàn khó khăn, không ít người đã bỏ làng xa xứ, nhưng chúng tôi vẫn bám trụ nơi đây, cố gắng làm lụng, vay mượn để nuôi con ăn học”. Mùa này, dòng sông thường trở nên hung dữ. Mỗi lần đưa con lên đò lại thấp thỏm lo âu, nhưng vì việc học của con, chúng tôi đành giấu đi nỗi lo, động viên con đến trường. Điều mừng nhất là năm nay, cháu đầu nhà tôi đã bước vào năm thứ nhất đại học, cháu thứ 2 đậu vào trường THPT chất lượng nhất của huyện với số điểm cao, 2 cháu nhỏ chăm ngoan, học giỏi”.

Gieo chữ trên vùng đất khó (Bài cuối): Chung tay vì sự nghiệp trồng người

Lớp mầm non duy nhất ở Trường Tiểu học Xuân Giang phân hiệu 2

Bên cạnh sự quan tâm của các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh, ở những vùng khó khăn cũng đã có ngày càng nhiều tấm gương HS vượt khó học giỏi. Em Nguyễn Thị Diễm – lớp 9B, Trường THCS Phương Điền chia sẻ: “Năm nay, em giành được giải nhất môn Văn trong kỳ thi HS giỏi huyện và được vào đội dự tuyển HS giỏi tỉnh. Đây là món quà ý nghĩa em dành tặng thầy, cô giáo và bố mẹ, những người luôn động viên em khắc phục khó khăn, vươn lên trong học tập. Trong đợt thi HS giỏi vừa qua, trường em được xếp thứ 3/13 toàn huyện”.

Niềm vui thực sự đến với các thầy, cô giáo khi giờ đây, sự học trên những vùng đất khó đã khởi sắc bởi sự đồng hành của các bậc phụ huynh và sự chung tay vào cuộc của chính quyền địa phương. Anh Nguyễn Xuân Thê - Chủ tịch UBND xã Đức Lĩnh, một trong những xã vùng “rốn lũ” của huyện Vũ Quang, cho biết: “Dẫu ngân sách địa phương còn hạn hẹp, nhưng chúng tôi luôn ưu tiên cho giáo dục. Cụ thể, thời gian gần đây, ngoài thực hiện thành công việc sáp nhập các trường mầm non Đức Lĩnh 1 và Đức Lĩnh 2 ; tiểu học Đức Lĩnh 1 và 2, chúng tôi còn huy động nguồn xã hội hóa, đóng góp từ phụ huynh và ngân sách xã hơn 1,5 tỷ đồng để đầu tư củng cố hàng rào, khuôn viên, nhà vệ sinh, phòng chức năng cho Trường THCS Bồng Lĩnh. Đến nay, cả 3 trường học trên địa bàn đều được công nhận chuẩn quốc gia”.

Thầy Nguyễn Thái Hòa - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vũ Quang chia sẻ: “Hai năm qua, ngành Giáo dục đã được đầu tư hơn 16,7 tỷ đồng để cho xây dựng, củng cố cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, trong đó, nguồn huy động từ phụ huynh hơn 4,3 tỷ đồng, nguồn lực từ các cấp xã hơn 3,3 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có hàng tỷ đồng từ các chương trình, dự án được các địa phương kêu gọi. Nhờ đó, đến nay, toàn huyện đã có 21/30 trường học đạt chuẩn, chất lượng giáo dục ngày càng được cải thiện”.

Đôi điều băn khoăn…

Giọt nắng hiếm hoi của mùa đông đã dần khuất sau những rặng núi xa xa, hoàng hôn giăng mắc một màu tối sẫm trên dòng sông loáng nước. Rời thôn Hồng Lam bước lên đò, trong tôi vẫn hiện hữu hình ảnh một lớp học đơn sơ giữa xóm làng thưa thớt. Nơi đó có 12 em nhỏ và chỉ 1 giáo viên với những đồ chơi đơn sơ do chính tay cô tự làm được đặt lên những giá gỗ mỏng manh, nép mình bên bức tường vàng ố và bong tróc. Chợt vang vọng lời tâm sự đầy day dứt của cô giáo Đinh Thị Thanh Trường - giáo viên mầm non “cắm bản” ở Xuân Giang 2: “Khó khăn của lớp không chỉ là thiếu đồ chơi, đồ dùng dạy học bởi ít HS, nguồn thu ít, không đủ để đầu tư mua sắm. Điều tôi còn hết sức băn khoăn, day dứt bởi 1 mình phụ trách lớp học, bản thân dù cố gắng đến mấy cũng rất khó trong việc học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, chất lượng nuôi dạy trẻ…”.

Gieo chữ trên vùng đất khó (Bài cuối): Chung tay vì sự nghiệp trồng người

Giờ học của cô trò Trường tiểu học Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên)

Cùng tâm sự với cô Trường, 5 giáo viên ở phân hiệu 2 Trường Tiểu học Xuân Giang cũng cho rằng: “Vì trách nhiệm và tình thương HS nên mỗi ngày, chúng tôi lại băng sông đến với trường, với lớp, chứ cơ sở bên này chỉ có 13 HS, ngoài cô hiệu phó phụ trách chung thì mỗi giáo viên chỉ giảng dạy 3 em, lớp đông nhất 4 em, nên vấn đề học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giờ dạy, thay đổi phương pháp giảng bài là điều vô cùng khó khăn. Hơn nữa, quá ít HS nên lớp học cũng thiếu không khí sôi nổi, thiếu động lực cho chúng tôi trong những giờ giảng”.

Bức tranh buồn về cuộc sống của các thầy, cô giáo - những người gieo chữ trên vùng khó khăn nay đã đổi màu nhờ những chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các xã miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Sự vào cuộc của toàn xã hội cũng đã góp phần làm thay đổi diện mạo những mái trường. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có thể huy động được nguồn lực như ở Đức Lĩnh, bởi thực tế, dù rất muốn con em được học tập dưới những ngôi trường chuẩn khang trang, nhưng với các xã như Phương Điền, Phương Mỹ... quả thực “lực bất tòng tâm”.

Không phải phụ huynh nào cũng nghĩ đến tương lai con em bằng việc tạo mọi điều kiện cho con đến lớp như chị Thành, mà thực tế, nhiều giáo viên ngoài giờ giảng vẫn phải vận động các em đến lớp. Đặc biệt, ở Trường Tiểu học Phương Mỹ - giáo viên còn phải cắt tóc, gội đầu, tắm rửa cho một số HS... Vì thế, sự nghiệp giáo dục trên vùng đất khó rất cần sự quan tâm vào cuộc của toàn xã hội.

Thúy Ngọc - Phan Trâm

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay57,597
  • Tháng hiện tại854,295
  • Tổng lượt truy cập90,917,688
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây