Ký kết quy chế phối hợp quản lý rừng giáp ranh Hà Tĩnh - Quảng Bình
Sau một năm thực hiện quy chế, nhìn chung, công tác phối hợp giữa các đơn vị kiểm lâm trên địa bàn vùng giáp ranh có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong trao đổi thông tin, phối hợp kiểm tra rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản... Nhờ đó, tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng được ngăn chặn kịp thời và hạn chế đến mức thấp nhất.
Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình Đặng Minh Hùng báo cáo công tác phối hợp
Trong năm 2016, các hạt kiểm lâm vùng giáp ranh, đội kiểm lâm cơ động và PCCCR của 2 tỉnh đã thực hiện 15 lượt trao đổi thông tin tình hình về công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép; phối hợp tổ chức 21 đợt kiểm tra rừng, tuần tra kiểm soát lâm sản; phát hiện và xử lý 6 vụ vi phạm xảy ra trên địa bàn vùng giáp ranh.
Tuy nhiên, công tác phối hợp vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc, như: người dân vẫn lén lút vào vùng giáp ranh để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép; tình trạng xâm canh, lấn chiếm rừng và đất lâm nghiệp vẫn xảy ra ở một số nơi; việc xử lý, giải quyết hậu quả các tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; tình trạng lợi dụng sơ hở của pháp luật và cơ chế quản lý để bán hồ sơ lâm sản, hợp thức hóa hồ sơ lâm sản... vẫn còn xảy ra; việc phối hợp giữa các đơn vị kiểm lâm thiếu thường xuyên và chưa đi vào nề nếp; bảo vệ từng tại gốc còn hạn chế...
Theo Trọng Tuệ/baohatinh.vn
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) Lê Khắc Hữu:Kể từ khi thực hiện quy chế phối hợp, tình trạng cản trở, chống người thi hành công vụ giảm đáng kể. Tuy nhiên, việc phối hợp trong bảo vệ rừng tại gốc giữa chính quyền và lực lượng kiểm lâm vẫn còn hạn chế, khó khăn trong thực hiện việc thu giữ tang vật vi phạm...
Tại hội nghị, đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong thực hiện quy chế phối hợp, trong đó tập trung bảo vệ rừng tại gốc; bổ sung trách nhiệm của chính quyền địa phương vào quy chế phối hợp cũng như trong xử lý vi phạm; có quy định cụ thể trong cung cấp, tiếp nhận, kiểm định thông tin; chủ rừng cần chủ động trong phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng trong lâm phần quản lý; bổ sung kinh phí cho các hoạt động phối hợp...
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Huy Lợi phát biểu tại hội nghị
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Tĩnh Nguyễn Huy Lợi chỉ rõ những hạn chế, bất cập; đồng thời đề nghị tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế và kế hoạch phối hợp; tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định; xây dựng cơ chế huy động lực lượng phối hợp trên địa bàn giáp ranh.
Cán bộ Ban quản lý rừng phong hộ Nam Hà Tĩnh kiểm tra tọa độ khu vực rừng giáp ranh với Quảng Bình.
Đặc biệt, tùy từng thời điểm, tình hình cần thống nhất thành lập các đoàn liên ngành của 2 tỉnh, các huyện, chủ rừng để phối hợp kiểm tra, truy quét, ngăn chặn; kiểm lâm, chủ rừng vùng giáp ranh cần thường xuyên trao đổi thông tin, phân vùng trọng điểm; tăng cường phối hợp kiểm tra rừng, truy quét, tuần tra kiểm soát lâm sản, PCCCR, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng...
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã