Năm 2017 là một năm nông nghiệp chịu ảnh hưởng lớn do thời tiết cực đoan, một số cơn bão đã đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Hà Tĩnh làm phần lớn diện tích cây ăn quả như bưởi, cam tại các xã Hương Trạch, Phúc Trạch, Hà Linh …huyện Hương Khê bị hư hỏng nặng. Toàn bộ huyện Hương Khê có gần 400 ha bưởi, hơn 280 ha cam bị thiệt hại do bão. Để giúp người dân khôi phục lại số diện tích bị hư hỏng, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao quy trình khắc phục cây ăn quả bị đổ ngã. đến nay, toàn bộ diện tích cây ăn quả đã phát triển tốt. Thành công của chương trình này đã tạo bước đột phá trong việc chuyển đổi cây trồng phù hợp với biến đổi khí hậu và mang tính bền vững. Người dân được tiếp thu khoa học kỹ thuật, góp phần làm thay đổi nhận thức trong việc thâm canh vườn cây ăn quả - là thế mạnh của các địa phương miền núi.
Cán bộ Trung tâm Khuyến nông
tập huấn kỹ thuật khắc phục sinh trưởng, phát triển vùng bưởi sau lũ
Trong quá trình chuyển giao kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tổ chức in ấn 7.000 tờ rơi kỹ thuật, phát hành đến thôn xã và các nông hộ sản xuất và tổ chức 05 đợt tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho khoảng 14.000 lượt người theo hình thức cầm tay chỉ việc. Ngoài ra, Trung tâm đã phối hợp với các đơn vị sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức các buổi tọa đàm giới thiệu các sản phẩm đặc hiệu phòng trừ các loại sâu bệnh phát sinh trước, trong và sau các đợt lũ lụt nên hiệu quả phục hồi vườn bưởi rất cao.
Hiện nay, phát triển cây ăn quả được xác định là cây trồng mũi nhọn, là cây xóa đói giảm nghèo, làm giàu và là mục tiêu chính cho phát triển nông nghiệp giai đoạn 2015 – 2020 cũng như các giai đoạn tiếp theo của tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm qua, sản xuất cam đã được tiêu thụ khá tốt và được thị trường chấp nhận. Điều đáng ghi nhận là trong thời gian gần đây, tại các vùng trồng cam Hương sơn, hương khê, can lộc, thạch hà, người dân đã chú trọng đầu tư thâm canh theo hướng VietGAP do Trung tâm khuyến nông triển khai thực hiện. Bước đầu mô hình này đã phát huy hiệu quả, đã làm thay đổi từng bước nhận thức của người dân vùng nông thôn, từ tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung. Mô hình cũng hứa hẹn tạo việc làm cho nhiều lao động ở vùng nông thôn, nhất là khu vực đồi núi, vùng khó khăn từng bước tiếp cận nông nghiệp hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất.
Để đa dạng hóa các đối tượng nuôi gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã đưa các đối tượng thủy sản mới vào nuôi thử nghiệm, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào nuôi nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi Cát Phú bán thâm canh theo hướng VietGAP cho kết quả khả quan, được lãnh đạo các cấp ngành, địa phương cũng như bà con nhân dân đánh giá cao. Mô hình đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tối đa cá chết do dịch bệnh, đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, làm giảm thời gian nuôi, mang lại kết quả cao hơn so với cách nuôi truyền thống và dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho các địa phương có lợi thế về nuôi trồng thủy sản tham quan, học hỏi kinh nghiệm để nhân rộng mô hình.
Vụ hè thu năm 2017, Trung tâm còn phối hợp với công ty giống cây trồng Hà Tĩnh triển khai mô hình sản xuất thử giống lúa thuần BQ tại thôn Tài Năng, xã Tùng Lộc với quy mô 5 ha. Thông qua mô hình nhằm đánh giá tiềm năng, năng suất chất lượng, mức độ nhiễm sâu bệnh, khả năng chống chịu, khả năng thích ứng của giống lúa trong vụ hè thu, làm cơ sở khuyến cáo sản xuất thử trong những vụ tiếp theo.
Ngoài các mô hình trên, năm 2017, Trung tâm còn xây dựng các mô hình trình diễn nhằm đưa những giống mới, những công nghệ mới vào sản xuất thông qua các mô hình trình diễn để nông dân trực tiếp thực hiện, học tập, trao đổi rút kinh nghiệm. Nhiều mô hình, nông dân đã áp dụng vào sản xuất đại trà, đã mang lại hiệu quả cao, bền vững, tính nhân rộng mô hình cao như mô hình chăn nuôi gà cho vùng cát ven biển, mô hình nuôi cá rô phi Cát Phú xen ghép với nuôi tôm thẻ chân trắng, mô hình cộng đồng nuôi tôm an toàn dịch bệnh,…
Để phát huy hơn nữa, vai trò của công tác khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp có trọng tâm, trọng điểm, gắn với lợi thế và định hướng phát triển kinh tế địa phương. Trong thời gian tới, trung tâm khuyến nông sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng khuyến khích việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất, đưa vào thử nghiệm rộng rãi các giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất chất lượng cao. Tuy nhiên, để thực hiện thành công rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp trong việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nông dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác từng bước đưa nền nông nghiệp hà tĩnh phát triển bền vững.
Tác giả bài viết: Theo Nguyễn Hoàn/khuyennongvn.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã