Học tập đạo đức HCM

Khuyến nông Hà Tĩnh đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất

Thứ năm - 16/07/2020 04:11

Khuyến nông Hà Tĩnh đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học- công nghệ vào sản xuất

Xác định đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ là một trong những giải pháp then chốt trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn hiện nay; đồng thời là cơ sở cho việc định hướng phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và thực hiện Đề án mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh nhà.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông – lâm – thủy sản, trong những năm qua Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã thực hiện việc ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trên nhiều lĩnh vực và đạt nhiều thành quả quan trọng.

Thực hiện việc khảo nghiệm, sản xuất thử nhiều loại giống cây, con vào sản xuất để nhằm đưa các giống mới vào thay thế các giống truyền thống và dần bị thoái hóa. Đối với giống lúa đã lựa chọn được giống  BQ bổ sung vào bộ giống lúa chủ lực của tỉnh; đưa giống lạc mới L26, giống khoai KL 20 - 209 vào sản xuất trên diện rộng,...; hàng năm đảm bảo công tác bảo tồn, lưu giữ nguồn gen cây ăn quả có múi và bình tuyển lựa chọn cây bưởi Phúc Trạch, cam bù, cam chanh đầu dòng làm nguyên liệu để chủ động sản xuất, cung ứng giống đảm bảo sạch bệnh đồng nhất về chất lượng. Trong chăn nuôi đã thực hiện lai tạo đàn bò có tỷ lệ máu ngoại ≥ 50%; lựa chọn con cái có tỷ lệ máu ngoại ≥ 50% làm bò nái nền để phối giống với tinh bò chuyên thịt (3B, Charolaise,...) tạo đàn bò chuyên thịt, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Đến nay tỷ lệ đàn bò lai Zêbu không ngừng tăng theo từng năm, chiếm hơn 56% tổng đàn bò của cả tỉnh; thực hiện cải tạo đàn dê địa phương bằng đực giống dê Boer. Du nhập nuôi thành công các giống cá mới như rô phi đơn tính Cát Phú, cá leo và cá bống bớp,... Trong sản xuất lâm nghiệp đưa các giống cây trồng mới như keo lai BV10, BV33 năng suất, chất lượng vào sản xuất. 

Bên cạnh cải tạo về giống thì việc ứng dụng các tiến bộ về quy trình sản xuất cũng luôn luôn được chú trọng.Chuyển giao thành công kỹ thuật thâm canh, phương pháp cải tạo thụ phấn bổ sung, bao quả trên diện rộng, đã phục hồi vườn bưởi, khắc phục tình trạng suy thoái ở những năm trước và sau các đợt lũ lụt lớn; kỹ thuật thâm canh vườn cam, bưởi Phúc Trạch có năng suất và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, liên kết với doanh nghiệp, đến nay toàn tỉnh đã có tới 1095ha bưởi Phúc Trạch và 836ha cam chanh đã được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Một số cơ sở sản xuất cam, bưởi đạt tiêu chuẩn VietGAP đã được cấp chứng nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP và sản phẩm được đưa vào một số siêu thị lớn được nhiều người biết và tìm đến; chuyển giao quy trình sản xuất lúa, chè đạt tiêu chuẩn VietGAP nhằm tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường. Quy trình sản xuất gà, ong đạt tiêu chuẩn VietGAPH, gắn truy xuất nguồn gốc và liên kết tiêu thụ sản phẩm. Chuyển giao quy trình nuôi cá rô phi đạt tiêu chuẩn VietGAP; quy trình nuôi cua, cá bống bớp thâm canh; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật khai thác, đánh bắt hải sản như: Nghề Rê cá thu, chụp mực, lồng bẩy ghẹ…trên tàu khai thác xa bờ, gắn với công nghệ bảo quản, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm từ nghề khai thác.

Việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ được thực hiện đồng bộ và khâu tổ chức sản xuất đóng một vai trò thiết yếu. Do đó Trung tâm đã tập trung lồng ghép các dự án, phối hợp với các chuyên gia tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ ban quản trị, ban giám đốc THT/HTX về xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, hàng tháng, hàng quý; tổ chức liên kết với các doanh nghiệp trong cung ứng các vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp nhằm tổ chức sản xuất đạt hiệu quả cao và hoạt động bền vững.

Phải khẳng định rằng, việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua đã thực sự tạo sự chuyển biến tích cực, từng bước làm thay đổi nhận thức và hành động trong phát triển sản xuất. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ đã tạo nên được nhiều cây trồng có giá trị kinh tế, có sức chống chịu, phù hợp với điều kiện khí hậu trên địa bàn tỉnh; nhiều sản phẩm nông sản đặc trưng của địa phương được sản xuất gắn với thương hiệu, nhãn mác được thị trường chấp nhận, mở thêm nhiều hướng phát triển trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao./.

 

Theo Thái Thơm/sonongnghiep.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại810,506
  • Tổng lượt truy cập90,873,899
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây