Học tập đạo đức HCM

9X làm giàu nhờ nuôi gà thịt trên... đệm sinh học

Thứ tư - 24/08/2016 05:35
Từ bỏ công việc đầu bếp ổn định ở một nhà hàng, anh Nguyễn Duy Bản (SN 1990, thôn Đồng Lạc 3, Đinh Lạc, Di Linh) chuyển sang nuôi gà đệm lót sinh học kết hợp thả vườn. Nhờ hướng đi mới này, mỗi năm mang về thu nhập cho gia đình hàng trăm triệu đồng.

Nhắc đến anh Nguyễn Duy Bản, không ai là không biết đến anh, một trong những thanh niên tiêu biểu trong phong trào phát triển kinh tế của địa phương với mức thu nhập cao.

Sinh năm 1990, sau khi tốt nghiệp THPT, anh Duy Bản không theo đuổi con đường đại học mà anh lại chọn trường nghề để học.

Bản chia sẻ: 'Với nghề đầu bếp, đi làm cho một nhà hàng nhưng mức lương của một đầu bếp mới ra trường rất thấp, nuôi bản thân còn chưa đủ nghĩ chi đến việc lo cho cuộc sống gia đình mà công việc lại khá vất vả. Nhiều đêm suy nghĩ, anh quyết định về nhà với quyết tâm làm giàu ngay trên mảnh đất của gia đình mình.

Nghĩ là làm, năm 2014, sau khi nghiên cứu những mô hình chăn nuôi có hiệu quả, bàn bạc với gia đình và vay vốn từ Ngân hàng No&PTNT huyện Di Linh, anh quyết định xây dựng chuồng trại nuôi gà thịt. Nhờ chịu khó mày mò, học hỏi và áp dụng đúng kỹ thuật nên mô hình nuôi gà của gia đình rất phát triển và đem lại hiệu quả cao'.

Những ngày đầu với số lượng chỉ 500 con gà/lứa, khi việc chăn nuôi tiến triển thuận lợi, tạo động lực để anh bắt đầu quy hoạch, mở rộng chuồng trại và chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp hơn. Một khu chăn nuôi theo công nghệ đệm lót sinh học với 4.000 con gà thịt được hình thành. Trên nền chuồng, Bản lót trấu và mùn cưa với độ dày 20 cm. Anh còn tiến hành ủ men sinh học và cám gạo với tỉ lệ 1 kg men/3 kg cám gạo trong 3 ngày. Hỗn hợp này được rải lên mặt trấu trên nền chuồng, cứ 1 kg hỗn hợp men sinh học rải trên 40 m2, thời gian sử dụng đệm lót này khoảng 1 năm.

Anh Bản cho biết: 'Áp dụng phương pháp này tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp như trấu, mùn cưa, thân cây ngô nên giá thành thấp nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Từ khi áp dụng mô hình này mà đàn gà của anh sinh trưởng nhanh, lại khỏe trong khâu dọn dẹp. Vì thế đàn gà phát triển rất nhanh và ít gặp bệnh. Đặc biệt, tôi không còn phải lo kinh phí để giảm thiểu ô nhiễm' - Duy Bản chia sẻ.

 
 

Khác với nhiều trang trại nuôi gà lót đệm sinh học khác, Bản cho đàn gà của mình tự do đi rong trong vườn. Cổng chuồng luôn được mở thông thoáng, muốn tránh mát hay khát nước thì đàn gà có thể vào chuồng.

Việc này giúp tăng sức đề kháng và thịt gà thêm săn chắc nên gà của gia đình được thương lái ưa chuộng. Chăn nuôi với số lượng lớn, anh tìm kiếm thị trường ở các nhà hàng trong và ngoài huyện bằng cách ký kết hợp đồng cung ứng gà thịt.

Để đủ số lượng cũng như chất lượng thịt gà anh còn liên kết với các nông trại khác trên địa bàn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi cho họ để đảm bảo giao đúng số lượng và chất lượng thịt gà. Trung bình, mỗi tháng anh xuất bán khoảng 1.000 con gà thịt cho các nhà hàng, với giá bán hiện tại là 85.000 đồng/kg. Từ nguồn vốn tích lũy được từ nuôi gà thịt, anh Bản còn đầu tư nuôi dê.

Bên cạnh đó, anh trồng su su quanh khu chăn nuôi, vừa để lấy bóng mát, vừa lấy quả. Bằng việc mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại, gia đình anh Bản có nguồn thu nhập ổn định sau khi đã trừ chi phí, thu lãi 350 triệu đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho 2 nhân công người địa phương với mức lương 4 triệu đồng/tháng.

Anh Trương Công Định, Bí thư Đoàn xã Đinh Lạc cho biết: 'Mạnh dạn chọn những hướng đi mới, hướng đi khác để phát triển kinh tế, Nguyễn Duy Bản đã và đang làm giàu trên chính quê hương mình. Bên cạnh đó,  với vai trò là Phó Bí thư Chi đoàn thôn Đồng Lạc 3, Bản không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, anh  còn năng nổ, nhiệt tình trong công tác Đoàn, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động; sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm làm ăn, giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp'.

Theo Báo Lâm Đồng


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập163
  • Hôm nay28,532
  • Tháng hiện tại973,596
  • Tổng lượt truy cập91,036,989
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây