Cách đây hơn 20 năm, ông là một tay chăn nuôi có tiếng trong vùng. Có thời điểm trang trại nhím của ông lên đến cả trăm con nái đẻ. Nhưng do không theo kịp thị trường, ông thất bại, chuyển sang trồng nhãn. Rồi năm 2005, ông tiếp tục cắt bỏ 15ha nhãn sau nhiều năm đầu tư vì mua phải cây giống kém chất lượng, nhãn không ngon, không bán được, lỗ nặng.
Ông thay bằng cây sầu riêng. Thế nhưng sau 8 năm gắn bó với loại cây đang được thị trường ưa chuộng, cuối cùng ông cũng phải chia tay chỉ vì giống, kỹ thuật và quản lý không xuể. Rút kinh nghiệm từ trồng nhãn và sầu riêng, ông chuyển sang trồng bưởi da xanh.
Trước khi trồng, ông về Bến Tre mua 100 cây giống về trồng thử nghiệm trên 1ha. Sau 5 năm, vườn bưởi da xanh của ông cho đúng chất lượng, lúc này ông mới về Bến Tre để hợp đồng cung cấp bo giống bưởi với yêu cầu làm đúng giống bưởi ông cần.
Đến nay, ông có hơn 10ha bưởi, năng suất từ 35 - 40 tấn/ha. Với giá 30 ngàn đồng/kg tại vườn, trừ chi phí, mỗi năm ông lãi 7 - 8 tỷ đồng. Đây là một con số trong mơ đối với nhiều người nông dân. Ngoài ra, ông hiện là nhà cung cấp giống bưởi da xanh đảm bảo chất lượng cho người dân với giá chỉ bằng 1 nửa giá thị trường.
Tuy nhiên, ông Nịp cho biết, để có 40 tấn bưởi/ha, ông đã trải qua rất nhiều bài học kinh nghiệm. Với người mua, muốn có cây giống đảm bảo chất lượng để không lâm cảnh “tiền mất, cây điếc” thì phải “1 có, 2 không”. Tức là: có kiến thức, không mua giống trôi nổi, không nhắm mắt làm liều khi mình chưa hiểu rõ”, ông Nịp đúc kết.
Còn một lão nông đã gắn bó cả đời với cây trồng là ông Quý Đông ở ấp Suối Nhung, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú, thì cho rằng, muốn siết cây giống trôi nổi, kém chất lượng không dễ, nhưng không phải không làm được. Cần dẹp những cơ sở bán giống không có địa chỉ rõ ràng, những nơi làm giống không có vườn cây đầu dòng.
Vì không có vườn cây đầu dòng đồng nghĩa với việc thiếu kinh nghiệm trong quản lý mầm bệnh cây giống, không có địa chỉ rõ ràng thì đương nhiên không biết chắc chất lượng cây giống đến đâu. Ngoài công tác quy hoạch, quản lý cây giống, người nông dân phải tìm hiểu kỹ, chọn những cơ sở sản xuất giống uy tín.
Về thị trường giống cây trồng ở Bình Phước, một lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh nói: “Bình Phước là tỉnh nông nghiệp nhưng hiện nay vẫn chưa có một trung tâm cung cấp các loại giống cây trồng mà người dân thực sự cần. Từ giống truyền thống là điều, hồ tiêu đến bưởi da xanh, sầu riêng. mít... để có giống tốt, người dân hiện vẫn phải tự bơi”. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã