Học tập đạo đức HCM

Bình Định: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cạn trên đất lúa: Gải pháp thích ứng với điều kiện hạn hán, tăng hiệu quả sản xuất

Thứ tư - 17/06/2015 23:36
Ngoài việc tiết kiệm nguồn nước tưới, có kế hoạch tưới hợp lý thì việc chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là giải pháp quan trọng để ứng phó với tình hình hạn hán, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân Bình Định.

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, nguy cơ khô hạn, thiếu nước và xâm nhập mặn có thể diễn ra nghiêm trọng trong mùa khô năm 2015, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định đã vận động nông dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển diện tích lúa thiếu nước sang canh tác các loại cây trồng cạn như lạc (đậu phụng), ngô (bắp) lai, rau màu các loại. Thực tế sản xuất ở nhiều địa phương khi hạn hán diễn ra, nhiều diện tích lúa đến giai đoạn trổ bông, làm đòng bị thiếu nguồn nước tưới dẫn đến tình trạng mất mùa, nông dân vừa mất công chăm bón, chi phí đầu tư và không có thời gian để chuyển sang cây trồng khác. Trong khi đó, nếu thực hiện chuyển đổi cây trồng phù hợp sẽ giúp người dân chủ động và an toàn trong sản xuất, hiệu quả kinh tế cao hơn khi trồng lúa trong điều kiện thiếu nước tưới. Tuy nhiên, trên thực tế, việc lựa chọn giống cây trồng cạn phù hợp để chuyển đổi là rất cần thiết, do vậy, các địa phương cần phải xác định rõ diện tích chuyển đổi, loại cây trồng sẽ chuyển đổi từ đó tập trung vận động, tuyên truyền để người dân thấy rõ lợi ích của việc chuyển đổi trong điều kiện thời tiết diễn biến khó lường, nguy cơ hạn hán có thể xảy ra như hiện nay. 

Chuyển đổi cây trồng để thích ứng với hạn hán

Vụ hè thu năm 2014 nắng hạn gay gắt kéo dài đã làm khoảng gần 13.000 ha cây trồng bị hạn, trong đó có gần 8.000 ha lúa và gần 4.000 ha cây trồng cạn. Diện tích cây trồng bị mất trắng hơn 1.500 ha, trong đó có hơn 1.000 ha lúa, 331 ha cây màu. Nếu như năm 2013, diện tích chuyển đổi cây trồng cạn trên đất lúa tại Bình Định là 3.630,2 ha, đạt 54% kế hoạch thì năm 2014 diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng là 5.433 ha, trong đó, diện tích chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả 2.971 ha, tập trung ở Phù Cát (1.035 ha đất trồng sắn chuyển sang trồng lạc, dưa, ớt...), Tây Sơn (1.035 ha chuyển sang trồng dưa hấu, lạc, ngô lai...); diện tích chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa là 2.462 ha, cụ thể, vụ đông xuân 815 ha (tập trung ở 2 huyện Phù Cát và Phù Mỹ), vụ hè thu và vụ mùa 1.647 ha. Riêng vụ đông xuân 2014 - 2015, diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn Bình Định là 2.156 ha, trong đó diện tích chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả 1.505 ha, diện tích chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn trên đất lúa thiếu nước là 651,5 ha.

Phù Cát là một trong những huyện đi đầu trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ hè thu năm 2014. Ông Lương Ngọc Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết: Để thay đổi tập quán sản xuất của nông dân không dễ, nhưng nhờ sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị; UBND huyện đã thông báo sâu rộng đến các địa phương về tình hình thiếu nước tưới nghiêm trọng và vận động nông dân chuyển đổi diện tích lúa thiếu nước sang canh tác cây trồng cạn. Kết quả, trong vụ hè thu năm 2014, toàn huyện Phù Cát đã chuyển đổi được 1.667 ha đất chân cao, ruộng sản xuất 3 vụ sang trồng các loại cây trồng cạn. Trong đó, lạc 463ha, ngô lai 302 ha, vừng (mè) 452 ha, rau màu các loại 450 ha…, góp phần tiết kiệm đáng kể lượng nước tưới tại các hồ chứa để đưa về chống hạn cho diện tích sản xuất lúa ở các xã khu Đông của huyện, phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người và gia súc tại các vùng ở xa nguồn nước. 

 

Mô hình trồng lạc xen sắn tại xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, Bình Định vụ đông xuân 2013 - 2014 (ảnh: Trường Giang)

 

Thực tế công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng qua các năm, ông Nguyễn Văn Trượng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định, cho biết: Từ năm 2013 đến vụ đông xuân 2014 - 2015, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 11.219 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cạn, như ngô, lạc, ớt... Nhiều phương thức thâm canh, luân canh mới cũng đã được nông dân trong tỉnh áp dụng có hiệu quả. Trong vụ hè thu này, kế hoạch sản xuất 41.300 ha lúa, 3.500 ha ngô, 1.750 ha lạc, 2.000 ha vừng, trong đó diện tích đất lúa chuyển đổi sản xuất cây trồng cạn là 2.005 ha, bao gồm: 730 ha ngô; 525 ha lạc; 250 ha vừng và 500 ha rau đậu các loại. Mặt khác, đẩy mạnh chuyển đổi những diện tích sản xuất 3 vụ lúa/năm kém hiệu quả sang sản xuất 2 vụ lúa + 1 vụ màu/năm, hoặc 1 vụ lúa + 2 vụ màu/năm; đồng thời hướng dẫn nông dân áp dụng các phương thức xen canh, luân canh, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với công nghiệp chế biến.

Tăng hiệu quả sản xuất

Qua đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa đã góp phần giúp nông dân hạn chế rủi ro bởi thời tiết, giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích. Thực tiễn sản xuất cho thấy, nhiều công thức luân canh, xen canh có giá trị thu nhập cao đã được áp dụng hiệu quả tại một số địa phương trong tỉnh Bình Định như: Nông dân xã Cát Tài (Phù Cát) đã chuyển đổi 874 ha sản xuất 3 vụ lúa/năm sang sản xuất cây trồng cạn: lạc xen ớt vụ đông xuân, ngô hoặc vừng vụ hè thu, vụ 3 trồng rau xanh, thu nhập từ 120 triệu đồng/ha/năm trở lên; tại Phước Hiệp (Tuy Phước) nông dân đã áp dụng phương thức canh tác: lạc - dưa leo - mướp đắng (khổ qua) hoặc lạc - 2 vụ hành lá - dưa leo, thu nhập trên 150 triệu đồng/ha/năm; xã Tây Giang (Tây Sơn) áp dụng công thức: lạc - dưa leo - mướp đắng hoặc lạc - 2 vụ hành lá - dưa leo, giá trị thu nhập 200 - 300 triệu đồng/ha/năm; tại Hoài Sơn (Hoài Nhơn), mô hình luân canh lúa - lạc - lúa hoặc lạc - ngô lai - kiệu đã cho thu nhập 70 - 150 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,5-2,5 lần so với làm 2 vụ lúa; công thức luân canh: lúa - vừng - ngô lai hoặc lạc - vừng/ngô lai - lúa mùa có thu nhập từ 76 - 96 triệu đồng/ha/năm, tăng gấp 2 lần sản xuất 3 vụ lúa…

Tuy nhiên, tại diễn đàn “Chuyển đổi cơ cấu, đa dạng hóa cây trồng trên đất lúa để nâng cao hiệu quả sản xuất, né tránh thiên tai tại khu vực Duyên hải Nam Trung bộ (DHNTB)” ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong những năm vừa qua ở DHNTB nói chung, trong đó có Bình Định còn chậm và manh mún; sự chuyển đổi còn nặng về số lượng, chất lượng chưa đủ sức cạnh tranh, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, khả năng cạnh tranh thấp, giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân; nhiều mặt hàng có nhu cầu cao trong nước có thể sản xuất như ngô, đậu tương, rau,… nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ và chất lượng chưa cao nên chậm thay thế hàng nhập khẩu; chưa có sự liên kết sản xuất theo chuỗi, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp khó thu mua được sản phẩm chất lượng tốt với khối lượng lớn cùng một thời điểm. Vì vậy, trong định hướng chuyển đổi của Cục Trồng trọt thời gian tới, các địa phương cần phát triển các cây trồng lấy sản phẩm cho công nghiệp chế biến trong nước thay thế nông sản nhập khẩu. Sau ngô, lạc, đậu tương là đậu đỗ, mè - vừng, khoai lang, đây là những sản phẩm tiêu thụ nội địa có thị trường khá ổn định, là những cây ngắn ngày, chịu hạn, có thể luân - xen canh tăng vụ, tăng hiệu quả đầu tư. Mặt khác, để phát triển các nhóm sản phẩm màu và cây công nghiệp ngắn ngày, không thể không tăng đầu tư và nếu không đạt được những tiến bộ vượt bậc về năng suất, chất lượng thì khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường khu vực và trên thế giới rất khó đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Chuyển đổi cần bố trí mùa vụ hợp lý, nhóm cây trồng phù hợp với điều kiện tiểu vùng sinh thái nhằm tiết kiệm nguồn nước trong điều kiện nắng hạn gay gắt, né tránh mưa lũ, giảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa phải gắn với thị trường, hình thành liên minh giữa doanh nghiệp và nông dân để bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Chuyển đổi tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa, vùng nguyên liệu để thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm, phát triển bền vững; phải trên cơ sở tình hình thực trạng cơ sở hạ tầng của từng địa phương, gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Cây trồng chuyển đổi có sức cạnh tranh cao, thay thế nhập khẩu như ngô, đậu tương, lạc, rau hoa… Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đáp ứng yêu cầu nâng cao thu nhập cho nhân dân, tạo ra việc làm tại chỗ có thu nhập cao./.

                                                              theo khuyennongvn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập309
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,538
  • Tổng lượt truy cập90,876,931
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây