Học tập đạo đức HCM

Cá chạch lấu - Loài thủy sản đầy tiềm năng phát triển

Chủ nhật - 08/05/2016 22:36
Trải qua nhiều lần thất bại, anh Trần Thanh Hùng, ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, đã thành công với việc ương giống cá chạch lấu. Đây là loài cá có giá trị kinh tế cao và đầy tiềm năng phát triển.

Theo anh Hùng, để tìm được giống cá bố mẹ tốt, anh phải lên tận cửa khẩu biên giới gần Campuchia để mua với giá 200.000 đồng/kg mang về thuần dưỡng rồi tiến hành ép giống. Mấy lần đầu do không nắm vững đặc tính, kỹ thuật nên dẫn đến thất bại. Nhưng bằng sự nỗ lực và học hỏi, rút tỉa kinh nghiệm, anh cũng thành công. Hàng năm, cứ vào đầu tháng 3 đến tháng 9 là anh tiến hành ép giống trên 100 con cá bố mẹ (được nuôi trong 3 bể xi măng), trung bình mỗi con ép được khoảng 8 lần, mỗi lần thành công khoảng 100.000 con cá bột, tính theo tỷ lệ đạt khoảng 80%.

Trước khi cho cá sinh sản, anh Hùng phải thuần dưỡng cá bố mẹ thật kỹ. Khi cá thành thục, mang trứng thì anh bắt đầu sử dụng thuốc kích thích vuốt lấy trứng. Nhằm đạt hiệu quả cao, anh rắc trứng cá được thụ tinh lên vĩ lưới dựng đứng trong bể xi măng, có mực nước từ 60-70cm, sụt khí oxy liên tục 24/24 giờ. “Trong quá trình ép cá giống phải đảm bảo nhiệt độ trong môi trường nước từ 28-290C. Còn hàm lượng oxy phải đạt ngưỡng từ 3,5 mg/lít nước trở lên”, anh Hùng cho biết thêm.

Theo anh Hùng, nếu đảm bảo các khâu kỹ thuật thì trong vòng 6 ngày trứng sẽ nở thành cá bột. Tuy nhiên, giai đoạn này, khâu cho cá ăn vô cùng quan trọng, thức ăn chủ yếu là trứng nước và trùng chỉ. Thế nên, môi trường nước dễ bị ô nhiễm và phát sinh nhiều ký sinh trùng gây bệnh trên cá. Mặc dù có thuốc trị, nhưng xảy ra bệnh thì đàn cá hao hụt rất nhiều, thậm chí là chết hết… Chính vì thế, trong quá trình ép phải cẩn thận và theo dõi từng giai đoạn, cho đến khi cá lớn bằng ngón tay út thì mới đảm bảo được sự an toàn.

Nếu so với một số loài thủy sản nước ngọt khác như: cá thát lát, lươn, tôm càng xanh... thì cá chạch lấu cũng mang về giá trị kinh tế cao. Hiện ngoài thị trường, cá chạch lấu cỡ khoảng 250-500 g/con được bán với giá 280.000-350.000 đồng/kg, có khi lên đến 400.000 đồng/kg cá thịt. Tiêu thụ chủ yếu ở nhà hàng và các quán ăn đặc sản. Từ giá trị mà cá mang lại, nhiều hộ nuôi trong và ngoài tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang,... đã đến cơ sở của anh Hùng đặt cá giống về nuôi.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế, mấy năm trở lại đây, trại cá giống của anh Hùng ương cá bột không đủ bán cho người nuôi. Được biết, cá chạch lấu bột được bán với giá 250 đồng/con, cao hơn các loài cá khác khoảng 100 đồng/con. Hiện tại, thị trường đang có chiều hướng phát triển loài cá này, nhưng trên địa bàn tỉnh, số trại ương cá bột để bán rất ít. Anh Mã Thanh Tuấn, cán bộ kỹ thuật Trạm Thủy sản huyện Châu Thành, cho hay: Theo thông tin được biết, hiện trên địa bàn tỉnh có 2 chỗ ép giống cá chạch lấu, nhưng chỉ ép theo đơn đặt hàng của người nuôi, chứ không ép đại trà vì loài cá này mới phát triển gần đây, chưa được nhiều người biết đến. Trong khi quá trình nuôi đòi hỏi kỹ thuật nhiều hơn cá khác và rủi ro xảy ra cao.

Bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, nhận định: Có thể nói, cá chạch lấu là loài thủy sản nước ngọt hiếm và mang về giá trị kinh tế cao. Đây cũng là loài cá khó nuôi, khó cho sinh sản theo như mong muốn. Chính vì thế, người dân có thể nuôi thử nghiệm với số lượng ít, khi nắm vững kỹ thuật và tìm được đầu ra thì từ từ phát triển và nhân rộng. Làm như thế, vừa tránh được thiệt hại, vừa góp phần ổn định kinh tế gia đình.

Cá chạch lấu sống và phát triển tốt trong môi trường nước ngọt và nước lợ có lớp đáy mềm. Thân cá tròn và dài, lốm đốm nhiều chỗ đen xám. Sau một năm nuôi, cá đạt trọng lượng 300-500 g/con. Thả nuôi tiếp năm sau cá sẽ lên đến khoảng 1 kg/con.

Theo Báo Hậu Giang

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập141
  • Hôm nay34,381
  • Tháng hiện tại979,445
  • Tổng lượt truy cập91,042,838
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây