Đặc điểm sinh học
Cá hô có kích thước lớn nhất trong họ cá chép Cyprinidae, cá có thể dài đến 3 m, nặng 300 kg. Thân cá thon dài hơi dẹp bên, phần đầu khá to so với thân và không có râu. Miệng ở đầu mõm, rạch miệng xiên, rộng hơi chếch lên trên, môi dưới rất dày. Mắt cá to, vảy to, vây lưng cao, gốc vây lưng, vây hậu môn có phủ vảy nhỏ. Lưng có màu xám đen, bụng màu trắng bạc, các vây hơi phớt hồng, cuối các tia vây màu đen.
Ảnh: Thanh Nhã
Thức ăn chính của cá hô là thực vật phiêu sinh, rong, trái của thực vật trên cạn, thực vật thủy sinh và các động vật không xương sống thủy sinh (giáp xác, giun...). Trong điều kiện nuôi cá có thể ăn được các loại rau, cỏ, rong bèo, các loại bột ngũ cốc (cám gạo, ngô, khoai, mì) và cám công nghiệp.
Cá đực và cá cái thành thục và bắt đầu sinh sản sau 5 năm tuổi, kích thước 70 - 80 cm, trọng lượng 10 - 15 kg, mùa vụ sinh sản từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Những con cá cá cái lớn, sức sinh sản có thể đạt 6 - 7 triệu trứng. Cá chỉ đẻ một lần trong năm.
Tình hình nuôi
Những năm trước ở một số địa phương như huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang)… người dân đã thu gom giống cá tự nhiên về nuôi kết hợp nuôi chung với cá tra, chép, mè vinh. Tuy nhiên, do sản lượng cá bố mẹ ngoài tự nhiên bị khai thác mạnh vào mùa sinh sản nên lượng con giống ít dần.
Cá hô đã được sản xuất giống nhân tạo thành công tại Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II năm 2009, tiếp đến Trung tâm Giống thủy sản An Giang cũng đã sản xuất nhân tạo thành công giống cá này vào năm 2012. Trong quá trình nghiên cứu các nhà khoa học đã chủ động cho cá đẻ được nhiều lần và kéo dài được mùa sinh sản của cá hầu như quanh năm. Hàng năm, 2 trung tâm đã cung cấp ra thị trường 60 - 80 vạn con giống, đáp ứng nhu cầu của người nuôi ở các địa phương trong cả nước.
Theo Thạc sĩ Thi Thanh Vinh, Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, cá hô thích nghi ao đầm có diện tích rộng, độ sâu lớn (2 - 4 m). Cá có thể ăn được tất cả các loại thức ăn từ rau cỏ cho đến cám công nghiệp, ít bị dịch bệnh và không cạnh tranh thức ăn đối với các loài cá khác. Với tốc độ tăng trọng 2 - 3 kg/năm, cá hô có thể được nuôi đơn trong ao hoặc lồng bè với mật độ 3 - 4 con/m2. Ngoài ra, còn có thể thả ghép với các loài cá nước ngọt khác, với mật độ 10 m2/con, để tận dụng thức ăn. Sau 3 năm, cá đạt trọng lượng 6 - 10 kg/con có thể bán với giá 80 - 100 nghìn đồng/kg. Người dân các tỉnh An Giang, Đồng Tháp đang nuôi cá hô bằng 2 hình thức: trong bè và xen canh trong ao. Cá hô có chất lượng thịt thơm ngon do hàm lượng đạm cao, ít xương răm nên được thị trường ưa chuộng, đặc biệt ngoài tự nhiên cá có trọng lượng càng lớn giá bán càng cao. Giá bán cá hô bình thường chỉ khoảng 80 - 120 nghìn đồng/kg đối với cá 4 - 6 kg, tuy nhiên có thể lên đến 1 - 2 triệu đồng/kg đối với cá 30 kg trở lên.
>> Địa chỉ bán giống 1. Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, xã An Thái Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Liên hệ: Ths Vinh: 0906 959 221. 2. Trung tâm Giống thủy sản An Giang, số 58, đường Bùi Văn Danh, P. Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang. ĐT: 076 3831 657 3. Câu lạc bộ NTTS Thanh Niên, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương ĐT: 0320 373 6938 - 01689 290 306 - 0169 6489 696 |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã