Hội nghị “Hiệu quả chương trình chuyển đổi cây lúa sang cây bắp” của Cty East-West Seed (Hai Mũi Tên Đỏ) đồng hành Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Tiền Giang. |
Sự kiện trên đã thu hút nhiều thương lái thu mua trái bắp thương phẩm cũng như các đại lý, cơ sở chế biến bắp và hơn 250 bà con nông dân trồng bắp ngọt, bắp nếp đến tham gia.
Theo TS Đặng Văn Niên (Tập đoàn East-West Seed), bắp thương phẩm (bắp ngọt, bắp nếp) là một trong những loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao ở nhiều vùng trên cả nước, có thể coi bắp thương phẩm là loại cây trồng làm giàu cho nông dân với thời gian sinh trưởng ngắn, hiệu quả kinh tế cao, trồng được nhiều vụ trong năm, tiết kiệm nước tưới..
Nông dân, đại lý, thương lái tham gia một điểm diễn trồng bắp ngọt của Cty Hai Mũi Tên Đỏ |
"Chúng tôi còn tổ chức cung cấp gói kỹ thuật canh tác và giải pháp quản lý dịch hại trên cây bắp, nâng cao trình độ canh tác cho nông dân duy trì năng suất cao một cách bền vững" - TS Đặng Văn Niên. |
Vì vậy, vài năm gần đây, người dân trồng lúa trong nhiều vùng thường xuyên đối mặt với thiếu nước, khô hạn, giá lúa không ổn định dẫn đến hiệu quả thấp... đã mạnh dạn xây dựng và phát triển mô hình chuyển đổi diện tích trồng lúa khó khăn sang trồng cây rau màu. Theo ông Trương Văn Cho, Phó Chi cục Trồng trọt và BVTV Tiền Giang, đây cũng là chủ trương đúng đắn của ngành nông nghiệp tỉnh, được thực hiện từ năm 2014, trong đó cây bắp thương phẩm là chủ lực.
Chính vì vậy, phát triển các giống bắp thương phẩm có giá trị cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu luôn là mục tiêu hàng đầu mà Cty Hai mũi tên đỏ hướng đến.
Thực tế cho thấy, các dòng sản phẩm bắp thương phẩm của Cty Hai mũi tên đỏ qua canh tác trên đồng ruộng đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn về năng suất, chất lượng so với các giống bắp khác trên thị trường. Thế nên, Cty đã nỗ lực kết nối người trồng với người thu mua, thương lái trong quá trình đầu tư hạt giống, đảm bảo thu mua bắp thương phẩm với giá cả hợp lý nhất. Đặc biệt, hướng dẫn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con trồng bắp.
Mô hình chuyển đổi từ cây lúa sang cây bắp ngọt, bắp nếp của Cty Hai Mũi Tên Đỏ |
Nhiều mô hình được ghi nhận chuyển đổi diện tích từ lúa sang trồng bắp ngọt Golden cob, bắp nếp Tím dẻo 926, Tím ngọt 099 và HMT55 đã cho hiệu quả cao, thu nhập gấp 3 - 4 lần trồng lúa chỉ trong khoảng hơn 2 tháng và có thể trồng được nhiều vụ trong năm. Đến nay, mô hình này đang được nhân rộng và phát triển ở nhiều huyện của Tiền Giang và một số nơi khác tại khu vực ĐBSCL.
Mặt khác, Cty Hai mũi tên đỏ còn nỗ lực kết nối thương lái ngoái tỉnh "xích" lại gần nhau nhằm tạo ra một thị trường tiêu thụ lớn, tiến tới xây dựng các nhà máy chế biến nông sản với mục đích ổn định đầu ra sản phẩm cho nông dân trồng bắp. Nhiều địa phương trồng bắp thương phẩm Hai mũi tên đỏ được cho là đã "kiến tạo" thương hiệu vùng bắp sản phẩm riêng cho mình như: bắp ngọt Gò Công; bắp ngọt Chợ Gạo; bắp tím Vĩnh Long... đang ngày có uy tín trên thị trường. Thương lái thường thu mua sản phẩm bắp tím và bắp ngọt này với giá cao hơn các giống khác từ 200 - 500 đồng/trái, tạo lợi nhuận cao hơn cho người nông dân so với các giống khác từ 10 - 15% và hơn hết là tạo được sự yên tâm cho người trồng trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Theo Phú Lộc/Nông nghiệp.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã