Ảnh minh họa |
Trong đó, các tỉnh phía Bắc chuyển đổi hơn 75.500 ha đất lúa sang trồng ngô, với phương thức mở rộng diện tích vụ Đông ở Đồng bằng sông Hồng; tăng diện tích ngô trên đất một vụ lúa ở các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc; chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả trong vụ Đông Xuân, vụ Mùa và Hè Thu.
Định hướng phát triển cây ngô ở các tỉnh phía Bắc là sản xuất ngô lai gắn kết chặt chẽ đồng bộ từ khâu sản xuất kỹ thuật về giống, canh tác, quy trình công nghệ, phơi sấy chế biến để nâng cao năng suất chất lượng và tăng giá trị sản xuất ngô lai.
Ngoài việc phát triển ổn định diện tích ngô vụ Xuân, mở rộng diện tích ngô vụ Đông trên đất hai vụ lúa ở các tỉnh có diện tích trồng lúa lớn ở đồng bằng sông Hồng như Nam Định, Hải Dương, Thái Bình…; sớm đưa ngô chuyển gen vào sản xuất đại trà từ năm 2014 để đạt sản lượng 7,5 triệu tấn, phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.
Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho biết, có nhiều mô hình chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô, lạc, rau đậu… cho hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa. Trong hai năm 2012 – 2013, hàng trăm hộ nông dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long thực hiện mô hình luân canh trồng ngô lai trên đất lúa. Năng suất trung bình ngô lai Dekalb đạt 10 – 12 tấn ngô hạt/ha, cá biệt có hộ đạt 14,2 tấn/ha. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta ngô thu lãi 24 triệu đồng, lợi nhuận gần gấp 3 lần so với trồng lúa.
Theo Cục Trồng trọt, sản phẩm ngô hạt là nguồn nguyên liệu chính được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong năm 2013, Việt Nam nhập khẩu 1,9 triệu tấn ngô hạt, chiếm 21% tổng số nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Dự báo của Bộ Công Thương cho thấy, trong 2 năm tới tốc độ tăng trưởng nhập khẩu mặt hàng này trung bình vẫn tăng 20%/năm. Chính vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định cây ngô là đối tượng cây trồng số 1 cần tập trung phát triển trong thời gian tới.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã