Với thành tích trên, ông Lang đã được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017.
Thu tiền tỷ từ trồng giống nho dại
Tại vùng hạn Ninh Thuận, cái tên Sáu Lang đang rất quen với những người trồng nho, ai cũng biết đó là nông dân tiên phong trong việc trồng giống nho dại. Cây nho của gia đình ông hiện nay không những cung cấp trong nước, mà còn vươn sang Campuchia.
Ông Nguyễn Thường Lang chăm sóc giống nho dại. Ảnh: C.T
Ông Lang rất nhiệt tình trong công tác hội, luôn hướng dẫn cho các hội viên nông dân áp dụng kiến thức phục vụ vào sản xuất. Gần đây, ông đã vận động nhân dân đóng góp tiền, công sức mở rộng hơn 18.000m2 đường nông thôn, mua 28 trụ điện bê tông kéo điện về thôn”. Bà Nguyễn Thị Xuân Thủy – Chủ tịch Hội Nông dân |
Dẫn chúng tôi tham quan trại nho, ông Sáu Lang kể về những gian nan vất vả của nghề trồng nho. “Trước đây, gia đình tôi cũng như nhiều hộ khác chủ yếu sống bằng nghề trồng nho. Năm 1997 – 1998, gia đình lâm vào cảnh dở khóc, dở cười do tình trạng sâu rầy phá hoại, bên cạnh đó thời tiết diễn biến thất thường làm cho vườn nho bị chết sạch” - ông Sáu Lang nói.
Ông bảo, thời gian này một số bà con trên địa bàn tỉnh quá ngán ngẩm với cây nho, nhiều hộ đã muốn chuyển sang nghề khác. Riêng ông thì hoàn toàn khác, không hề nản chí, ông quyết tâm thực hiện bằng được mô hình làm nho giống. Thông qua hội thảo diễn ra tại Tuy Phong (Bình Thuận), ông may mắn được tiếp nhận 10 cành nho dại Coudere 1613 về nhân giống và nắm bắt thêm nhiều kiến thức hay trong kỹ thuật trồng nho. Nhận thấy cây nho ngon ăn, năm 2000, ông đã đầu tư 100 triệu đồng mở trang trại nho dại, với diện tích ban đầu 7 sào. Những năm đầu công việc không được thuận lợi, bởi bà con còn e dè chưa biết nhiều về cây nho ghép, nên việc tiêu thụ sản phẩm nho ươm của gia đình ông vẫn còn khiêm tốn. Không chấp nhận bỏ cuộc, một lần nữa ông cất công xuống từng hộ giới thiệu sản phẩm và trực tiếp cầm tay hướng dẫn cách chăm sóc, kỹ thuật trồng nho ghép. Từ vài hộ trồng thành công ban đầu, nhiều hộ gần xa đến tìm hiểu về phương pháp ghép nho dại độc lạ này.
Ông Lang kiểm tra kỹ từng gốc nho giống.
Thừa thắng xông lên, năm 2014, ông tiếp tục bỏ gần 1,5 tỷ đồng đầu tư các thiết bị thanh lọc nước, nhà lưới, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ… Vườn ươm nho được áp dụng theo quy trình VietGAP. Với quy trình khép kín bài bản, giống nho Sáu Lang đã chiếm lĩnh được niềm tin trên thị trường. Hiện nay, bình quân mỗi năm gia đình ông đã cung cấp ra thị trường trong và ngoài nước từ 800.000 – 1.500.000 cây nho dại, trừ chi phí lãi từ 1,5 – 3 tỷ đồng/năm.
Kỳ tích vườn nho xanh giữa vùng khô hạn
Vùng hạn hoang hóa ngày nào giờ đã thực sự thay da đổi thịt, nhiều hộ đã có kinh tế ổn định, ăn nên làm ra từ cây nho. Ông Phan Ngọc Tri (thôn Thuận Hòa, xã Phước Thuận, Ninh Phước) cho biết, được mọi người giới thiệu, gia đình ông đã mua gốc nho dại của hộ ông Lang về trồng. Sau đó tiến hành ghép với nho đỏ và nho xanh, kết quả sau khi ghép đạt từ 98 – 100%, cây phát triển khá đều. Vườn nho 3,5 sào năm nào cũng cho ra quả ngọt, bình quân năng suất 2,5 – 3 tấn/sào, trừ chi phí mỗi sào lãi 60 triệu đồng/năm.
Ông Lang khoe, ngoài việc cung cấp giống nho dại cho thị trường, một số doanh nghiệp còn đặt mua cây nho giống làm cảnh về trồng tại khách sạn, nhà hàng, resort. Hai năm nay, ông tiếp tục chuyển đổi kỹ thuật ghép nho dại (ghép trực tiếp) sang ghép gián tiếp sau đó mới ươm, cách làm này đang mang lại hiệu quả vượt trội, cây sống đạt gần 100%.
Những gốc nho dại đang được ươm tại trại của ông Lang.
Ông Lang cũng khẳng định, nông dân vùng hạn hiện nay đều trồng nho ghép chứ không trồng nho truyền thống như trước nữa. Trồng nho ghép, năng suất tăng gấp 2-3 lần, tiết kiệm được 30% công lao động, giảm được lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy cơ ngơi tỷ phú vùng hạn đã ổn định, nhưng ông vẫn trăn trở làm thế nào cho người dân bớt nghèo, giá cả cây nông sản nho ổn định…
Trong lao động, ông Lang tiên phong trong sáng tạo, ngoài ươm nho dại phục vụ nông dân, đồng thời cũng làm nho cảnh để bán vào những ngày tết. Những năm qua, ông đã được các cấp, ngành tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Theo Công Tâm/Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã