Huyện Cái Nước nằm ở trung tâm của tỉnh Cà Mau, kết nối TP Cà Mau với các huyện phía Nam, thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh (là huyện không tiếp giáp biển). Nằm trên bán đảo Cà Mau, địa hình của huyện là vùng đồng bằng, do đó kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm sú và tôm càng xanh, bên cạnh đó nhiều hộ nuôi cá chích và cá bống tượng cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND huyện kiêm Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện Cái Nước cho biết, sau 6 năm triển khai chương trình, huyện đã đạt được những thành quả đáng khích lệ.
Ông Phạm Phúc Giang, Chủ tịch UBND, kiêm trưởng BCĐ Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM huyện Cái Nước |
Điểm thuận lợi trong quá trình xây dựng NTM của huyện là luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo tỉnh, đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể nhân dân và sự ủng hộ của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Từ đó, kinh tế huyện có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong đó, nông nghiệp, thủy sản phát triển khá, cả về năng suất, chất lượng và hiệu quả; sản xuất nông nghiệp - thủy sản tăng. Kinh tế nông thôn có bước phát triển, các hình thức sản xuất tiếp tục được đổi mới; kinh tế tập thể, kinh tế hộ chuyển biến tích cực.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới; mạng lưới trường học cơ bản được xây dựng kiên cố, bán kiên cố. Hệ thống bưu chính, viễn thông và thông tin - tuyên truyền được quan tâm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân và phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện.
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực; các xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế. Người có công với cách mạng được quan tâm chăm lo chu đáo, đảm bảo các chế độ. Đời sống vật chất, tinh thần người dân không ngừng được cải thiện. Phát huy sức mạnh hệ thống chính trị ở nông thôn; dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn được bảo đảm.
Bên cạnh đó, ông Giang cũng đưa ra một số khó khăn vướng mắc như huy động nguồn lực còn khó khăn, thu hút các doanh nghiệp về đầu tư còn hạn chế, tình trạng sản xuất phân tán, nhỏ lẻ phổ biến. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực cạnh tranh thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa tạo được khối lượng hàng hóa lớn.
Việc liên doanh, liên kết giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ chưa chặt chẽ. Một số hộ dân không đất hoặc thiếu đất sản xuất; lao động còn thiếu việc làm; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, số hộ cận nghèo, khả năng tái nghèo còn cao. Công tác đào tạo nghề hiệu quả chưa cao, chưa gắn kết tốt giữa đào tạo với giải quyết việc làm; hiệu quả từ nguồn vốn cho vay xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở một số nơi còn thấp...
9 tháng đầu năm nay, tổng nguồn vốn đầu tư trên địa bàn các xã là 122.902 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách trực tiếp cho Chương trình (Trung ương) là 4.270 triệu đồng; vốn doanh nghiệp 8.372 triệu đồng; vốn dân đóng góp 32.661 triệu đồng; vốn tín dụng 40.530 triệu đồng; vốn lồng ghép từ các Chương trình, dự án khác 37.069 triệu đồng.Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã