Trại rau thủy canh xanh mướt mát của anh Cường nằm tại bản Phường (xã Chiềng Ngần, T.P Sơn La, tỉnh Sơn La).
Tâm sự với phóng viên Dân Việt, anh Cường chia sẻ: Cơ duyên khiến mình quyết định đầu tư trồng rau thủy canh xuất phát từ những lý do sau: Sơn La là một tỉnh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khá lớn, khoảng 300.000 lít/năm; nhiều hợp tác xã (HTX), trang trại trên địa bàn vẫn sử dụng thuốc kích thích để tạo ra mẫu mã đẹp cho rau, quả; trong khi đó, nhu cầu về rau sạch hiện nay của người dân rất lớn.
Anh Cường "khăn gói" đi khắp các tỉnh miền núi phía Bắc, cứ chỗ nào có mô hình hay về trồng rau sạch là nơi đó có dấu chân anh. Từ Điện Biên, Lai Châu, xuôi xuống tận Bắc Ninh để tìm hiểu các trại trồng rau hữu cơ, rau thủy canh và anh Cường quyết định gắn bó vời nghề trồng rau thủy canh.
Theo anh Cường, so với trồng rau theo phương pháp truyền thống thì trồng rau thủy canh cho năng suất, sản lượng gấp từ 2 - 3 lần, mẫu mã đẹp, chất lượng rau sạch rất an toàn, rất ít bị sâu bệnh.
"Để phòng trừ sâu bệnh, chúng tôi dùng dung dịch tỏi, ớt xay nhuyễn rồi ngâm với rượu phun, phòng trừ ở ngoài chứ không phun trực tiếp lên cây. Trung bình, mỗi tháng phun 2 lần. Nếu có cây nào bị nhiễm sâu bệnh, chúng tôi khoanh vùng và và xử lý triệt để." - anh Cường cho biết.
Thời gian trung bình để thu hoạch các loại rau là khoảng hơn một tháng. Do sản lượng còn ít nên chủ yếu anh Cường cung cấp rau cho các khách hàng thân quen trên địa bàn thành phố Sơn La.
Trang trại có đầy đủ các loại rau như: Rau xà lách (xà lách xanh, xà lách tím, xà lách xoăn, xà lách roman); rau muống; các loại rau cải (cải thìa, cải ngọt...); rau thơm...
Cũng theo anh Cường, thời gian tới sẽ lắp thêm hệ thống phun sương, khi nhiệt độ nóng quá thì hệ thống sẽ tự động phun sương để ổn định nhiệt độ trong nhà màng.
Ngoài trồng rau, anh Cường còn trồng cây dưa, cây cà chua
Anh Cường dùng 2 loại giá thể để trồng rau: Giá thể xơ dừa dùng để trồng rau muống, rau thơm, trồng cây ăn quả… Giá thể xốp trồng các loại rau còn lại.
Bể hồi lưu chứa chất dinh dưỡng được đặt chìm xuống dưới đất. Anh Cường pha chế dung dịch dinh dưỡng cho vào bể hồi lưu, máy bơm sẽ thực hiện chức năng cung cấp chất dinh dưỡng đến từng gốc rau, rồi lại chảy xuống bể hồi lưu, tạo thành hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Mỗi giàn, có 7 ống nhựa dài hơn 13 m, khoảng 1.200 rọ. "Trồng rau thủy canh cho thời gian quay vòng rất nhanh, một năm có thể trồng được 12 vụ rau" - anh Cường thông tin.
Trang trại rau của anh Cường được trồng trong nhà màng, lưới chắn nhập khẩu từ Israel, vừa hạn chế thời tiết bất lợi, cách ly được côn trồng.
Hiện tại, diện tích trại rau thủy canh của anh Cường rộng 1.200 m2. Trong đó: 600 m2 trồng rau quả, số diện tích còn lại trồng dâu tây có giống từ Nhật và New Zealand. Dự kiến, khoảng 2 - 3 tháng nữa, mỗi ngày, trại rau của anh Cường sẽ cung cấp từ 30 - 40 kg các loại ra thị trường.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã