Học tập đạo đức HCM

Câu cá dứa kiếm tiền triệu mỗi ngày

Thứ năm - 11/12/2014 02:40
Một kg cá dứa ở vùng sông nước miền Tây hiện có giá xấp xỉ 500.000 đồng, do đó thợ câu lành nghề có thể kiếm tiền triệu chỉ sau một đêm săn bắt.

Theo ông Nguyễn Văn Hai, một thợ câu hơn 20 năm trong nghề, cá dứa thường sống ở những vùng sông rạch nước lợ - mặn, thuộc duyên hải Nam Bộ, có hình dạng giống cá tra, nhưng thịt thơm ngọt hơn nhiều.

“Ngày xưa cá dứa nhiều quá nên bắt về bán không ai mua, chỉ làm khô tặng nhau làm quà. Còn bây giờ, một kg cá dứa có giá từ 350.000 đến 500.000 đồng (tùy thời điểm), nếu may mắn chúng tôi có thể kiếm vài ba triệu sau một đêm câu”, ông Hai nói.

Ở Cà Mau cá dứa tập trung nhiều nhất trên sông Tam Giang, còn có tên gọi khác là sông Cửa Lớn, dài 58km, nối hai vùng biển: ra biển Đông ở cửa Bồ Đề và biển Tây ở cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau.

Ông Trần Văn Của, bạn câu của ông Hai khẳng định, nghề nào thì không biết chứ riêng đối với nghề câu cá dứa đòi hỏi người cầm cần phải có nghệ thuật quăng mồi, con mắt quan sát luồng cá… Dụng cụ hành nghề hết sức đơn giản, chỉ với cần câu, mớ trùng cát và chiếc xuồng máy là các tay câu có thể du hí trên sông cả đêm.

Theo lời ông Của, ăn thua nhau là công đoạn móc mồi vào lưỡi câu, chọn góc đứng để quăng mồi, điểm thả mồi, rồi tùy dòng nước chảy mạnh, yếu mà người câu móc chì nặng hay nhẹ khác nhau. “Cá dứa có tính nết khác với các loại cá khác, nó luôn ở dòng nước trong và luôn đi cặp, câu dính một con, lát sau thế nào con còn lại cũng cắn câu. Chúng thích ẩn mình vào các điểm có chà (những nhánh cây gỗ dưới lòng sông) hay ở những địa điểm có bãi đất dưới sông”, ông Của nói.

Cũng theo các câu thủ, cá dứa ở vùng Cà Mau những năm trước rất nhiều. Vào khoảng tháng 8 đến tháng 12 âm lịch hàng năm, khi trái mắm bắt đầu rụng dày đặc trên sông, cá dứa đua nhau xuất hiện từng đàn, lội ngược dòng đón tìm trái mắm để ăn. “Chúng ăn đến khi nào bụng căng phình ra nổi lên mặt nước mới chịu nghỉ. Hồi đó người đi bắt cá dứa chỉ cần dùng chỉa để đâm, một đêm cũng kiếm được vài chục kg như chơi”, ông Hai hồi tưởng.

 

Theo lời kể của các "câu thủ" bậc thầy này thì cư dân ngày xưa làm mũi chĩa 3 cạnh dài khoảng 2-3 tấc, bằng dây thép (loại bằng chiếc đũa) mài dũa nhọn, cứ 3 mũi được buộc lại thành một chùm gọi là chĩa, mỗi mũi chĩa hướng ra một phía. Phần đuôi của cây chĩa được buộc với một sợi dây gân khá dài, cán của cây chĩa được làm bằng cây trúc hoặc cây lục bình có chiều dài từ 3- 4m. Một thợ săn có ít nhất là 10 mũi chĩa, vì khi đâm dính cá thì phải có mũi chĩa khác thay thế cho mũi chĩa đang dính trong con cá. Mỗi tốp đi “săn” chia thành 2 đến 3 xuồng, người cầm chĩa đứng trước, người chèo thuyền phía sau ngược dòng nước đón cá dứa phình bụng lên mặt nước mà đâm.

Do cá dứa chỉ sinh sống trong tự nhiên, cộng với việc đánh bắt ngày càng tăng khiến sản lượng tụt giảm mạnh, dẫn đến trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm khô cá dứa giả.

Ông Hùng, chuyên phân phối mặt hàng thủy sản khô cho biết, cá dứa là cá tự nhiên, hiếm nên cá tươi thấp nhất cũng trên 300.000 đồng một kg, cho ra khô thành phẩm phải trên 500.000 đồng một kg. Tuy nhiên, trên thị trường đang chào bán khô cá dứa nhan nhản với giá chỉ 150.000 - 180.000 đồng một kg.

Còn bà Tư Hương, một người chuyên chế biến thủy sản ở Tiền Giang khẳng định cá dứa đánh bắt tự nhiên không có nhiều, chỉ cần bắt được lập tức mấy nhà hàng, quán nhậu đặt mua ngay với giá cao. Do đó, người mua sẽ khó tìm được cá dứa ngoài chợ.

Theo bà Hương, khô cá dứa giả thường được làm từ cá tra mua tại ao hoặc sản phẩm loại ra từ các nhà máy chế biến thủy sản, giá chỉ khoảng 25.000 đồng một kg. Sau khi lọc ra, người làm sẽ tẩy trắng, tẩm ướp gia vị rồi đem phơi khô. Bằng mắt thường sẽ khó phân biệt đâu là cá dứa thật, đâu là giả.

Theo những người có kinh nghiệm, cá dứa ngon nhất phải là ở vùng Năm Căn (Cà Mau). Nguyên liệu cá tươi sau khi được đánh bắt được chuyển ngay vào bờ trong trạng thái tươi sống, xẻ làm đôi, rồi phơi đúng một nắng giòn sẽ cho ra thành phẩm khô tuyệt hảo.

 

Nguồn: Báo An Giang Online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập152
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm151
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại867,778
  • Tổng lượt truy cập90,931,171
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây