Học tập đạo đức HCM

Chàng trai 9X kiếm tiền tỷ: Thành công nhờ... bỏ việc về quê nuôi lợn

Chủ nhật - 13/12/2015 00:39
Để có được thành công như hôm nay, Đỗ Mạnh Hùng, chàng trai sinh năm 1991 ở Thái Thụy, Thái Bình kiếm gần 1 tỷ đồng/năm nhờ… nuôi lợn đã phải trải qua không ít khó khăn. Tất cả bắt đầu từ một quyết định được coi là hết sức kỳ quặc.
Bước ngoặt lớn

Được một người bạn giới thiệu, tôi về xã Thụy Sơn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để tìm hiểu thực hư câu chuyện chàng trai trẻ trở thành tỷ phú từ việc nuôi lợn rừng Thái Lan. Chỉ nhắc đến mấy từ “Hùng”, “lợn rừng”, người dân trong xã đã nói ngay  “Mạnh Hùng trang trại Nam Sơn phải không?”, rồi chỉ đường về tận nơi.

Đặt chân đến trang trại Nam Sơn, tôi thực sự ngỡ ngàng. Vườn cây ăn trái, cây cảnh, ao cá… được quy hoạch hết sức hợp lý và hiện đại. Tôi còn đang hình dung ra cảnh ông chủ trại quần xắn móng lợn, tay xách xô cám tất tả từ chuồng lợn bước ra thì Đỗ Mạnh Hùng xuất hiện – hoàn toàn khác biệt trong chiếc áo sơ mi giản dị và đeo kính cận, trông giống hệt một sinh viên vừa về quê thăm bố mẹ vài ngày.

Chỉ ít phút sau, tôi đã bị ông chủ trại trẻ tuổi hấp dẫn bởi cách trò chuyện vui vẻ, gần gũi, chân thành. Vừa dẫn tôi đi thăm quan trang trại, Hùng vừa kể lại câu chuyện cách đây hơn 1 năm anh gây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng Thái Lan. 

Năm 2013, tốt nghiệp đại học, Hùng được nhận vào làm cho một công ty viễn thông lớn với mức lương cao. Tuy nhiên, với suy nghĩ dù lương có cao cũng vẫn là đi làm thuê, Hùng trăn trở nhiều đêm tìm hướng đi để có thể làm chủ một sản nghiệp của chính mình. Không phải là một công ty hay doanh nghiệp làm về phần mềm - vốn là nghề “hot” ở thành phố, Hùng muốn làm điều khác biệt hẳn. Hướng đi mở ra khi anh đọc được về những mô hình trang trại hiện đại trên internet. Những ngày cuối tuần, Hùng lặn lội đi tìm hiểu thực tế các mô hình trang trại chăn nuôi ở Cần Thơ, Long An, Bến Tre…

 Năm ấy, bố Hùng về quê gây dựng lại trang trại cũ.  Thấy đúng với nguyện vọng của mình, anh quyết định xin nghỉ  việc, về quê  làm cùng bố. Dự định này của Hùng ngay lập tức bị bố mẹ phản đối kịch liệt, bạn bè cũng ra sức khuyên can.

Ông Đỗ Văn Chiến (bố của Hùng) nhớ lại: “Ban đầu chúng tôi không đồng ý, nhưng dần dần thấy Hùng quyết tâm tìm hiểu mô hình chăn nuôi thực tế và có nhiều ý tưởng hay, tính toán rất cặn kẽ nên tôi cũng xuôi dần, cứ để Hùng thử xem thế nào”.

Trong suy nghĩ của mọi người, bỏ việc về quê có nghĩa là bỏ phí bao nhiêu năm đại học, song  đối với Hùng, những kiến thức anh tích lũy được trong 4 năm học ngành quản trị kinh doanh giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng trang trại. Tuy nhiên, lý thuyết và thực tế luôn  khác xa một trời một vực. Và đôi khi, có quyết tâm thôi chưa đủ.

Những chú lợn rừng Thái Lan

Quyết không bỏ cuộc

Về quê với 100 triệu đồng tiết kiệm trong 3 năm làm việc ở công ty viễn thông, Hùng vay thêm tiền, thuê đất của người dân quanh vùng để làm trang trại. Ban đầu chưa có kinh nghiệm và không biết nuôi con gì, Hùng thả gà, vịt, ngan nhưng đều thất bại.

Khủng hoảng nhất là khoảng thời gian tháng 9-2013, khi cơn bão khủng khiếp đi qua đã thổi bay toàn bộ nóc nhà, trang trại. Tỉnh dậy sau một đêm thấy cơ ngơi trống trơn đổ nát, vật nuôi chết gần hết, Hùng mất trắng 300 triệu đồng. Chán nản, mệt mỏi nhưng không bỏ cuộc, Hùng nghĩ mình đã đầu tư nhiều tiền và công sức như vậy rồi, kể cả thất bại nhưng vẫn phải rút kinh nghiệm để làm lại từ đầu.

Sau sự cố ấy, Hùng lại một mình một xe máy lên đường đến các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, cách ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Cuối cùng, Hùng đầu tư 400 triệu đồng để mua 54 con lợn rừng nhập từ Thái Lan. 

Tôi thắc mắc tại sao không nuôi giống lợn lai, lợn mán, Hùng giải thích:“Giống lợn đó giá thành không cao, chỉ khoảng hơn 100 nghìn đồng/ kg, còn lợn rừng Thái Lan có giá khoảng 250 nghìn đồng/kg. Hơn nữa, giống lợn Thái có nhiều ưu việt hơn so với lợn nhà Việt Nam, như sức đề kháng cao, ít tốn công chăm sóc, tự thụ tinh chứ không cần sự can thiệp của con người, chuồng trại đơn giản,  chi phí chăn nuôi thấp nhưng đầu ra ổn định”.

Mạnh dạn đầu tư vào vật nuôi lạ, Hùng trở thành người đầu tiên trong tỉnh theo đuổi mô hình này. Chàng trai trẻ ấy còn là người “tiếp lửa”, hướng dẫn và truyền kinh nghiệm cho rất nhiều người ở các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam… tìm đến học hỏi thực tế. Đến nay, trang trại đã được mở rộng tới 3 héc ta, trung bình mỗi tháng xuất bán 40-50 con lợn, đem về thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Ông Ngô Ngọc Chiêm - Chủ tịch UBND xã Thụy Sơn cho biết: “Đây là mô hình điểm ở địa phương. Với sự thành công này, tôi hy vọng mô hình của Hùng sẽ được nhân rộng”.
Giờ đây khi  trang trại đã bắt đầu ổn định, Hùng lại nghĩ đến việc du học thạc sỹ ngành Nông nghiệp ở Nhật Bản. Đối với anh, mọi thứ đều là lương duyên, quan trọng là mình có thể tìm được hướng đi đúng hay không. 
Theo Ngân Hà/anninhthudo.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập436
  • Hôm nay91,094
  • Tháng hiện tại796,207
  • Tổng lượt truy cập90,859,600
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây