Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, học xong THCS, anh Chuyền nghỉ học, bắt đầu con đường làm mộc. Anh tìm đến xưởng mộc ở Đồng Kỵ (Bắc Ninh) để học nghề.
Năm 2009, khi tay nghề đã vững, anh về quê mở xưởng sản xuất. Sản phẩm làm ra chủ yếu theo đơn đặt hàng của người dân trong thị xã Phúc Yên và các vùng phụ cận. Sự nhạy bén trong việc tiếp cận thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm giúp cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ của anh khẳng định được thương hiệu trên thị trường.
Các sản phẩm nội thất do xưởng của anh sản xuất được nhiều người biết đến. “Mỗi năm, xưởng mộc đem về cho gia đình tôi hơn trăm triệu đồng, trừ chi phí tôi bỏ túi hơn 60 triệu đồng”- anh Chuyền cho hay.
Vui hơn, xưởng mộc của gia đình anh còn tạo việc làm ổn định cho 3 lao động, với thu nhập bình quân hơn 4 triệu đồng/người/tháng. Chia sẻ bí quyết thành công, anh Chuyền cho hay: Muốn sản phẩm của mình có chỗ đứng trên thị trường thì mẫu mã phải đa dạng, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Anh Chuyền còn rất mát tay nuôi rắn ráo trâu. Tháng 8.2013, anh Chuyền được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Vĩnh Phúc cho vay 30 triệu đồng, anh đầu tư thêm chuồng trại và mua rắn giống về nuôi. Hiện mỗi năm gia đình anh thu lãi 35 triệu đồng từ rắn.
nguồn: danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố