Học tập đạo đức HCM

Chung tay phát triển nghề cá

Thứ năm - 05/04/2018 21:38
Sáng ngày 5/4 tại TP Nha Trang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị “Bàn giải pháp khai thác, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm khai thác”. Tại đây, đại diện lãnh đạo 28 tỉnh thành ven biển đã cùng với lãnh đạo Bộ và các chuyên gia cùng thảo luận, bàn giải pháp để thoát thẻ vàng cũng như xây dựng ngành thủy sản phát triển bền vững trong thời gian tới.

Chung tay phát triển nghề cá

Hiện nay cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp.

Phát triển bền vững

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường cho biết: Các khuyến nghị của EU đối với ngành thủy sản của chúng ta phù hợp với chủ trương, định hướng của Việt Nam trong việc thực hiện chính sách nghề cá bền vững, phòng, chống và tiến tới chấm dứt các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp. Việt Nam đang hướng tới phát triển thủy sản bền vững mà 3 trụ cột chính trong xây dựng định hướng này là: Khai thác có tổ chức chuỗi khép kín tới hạn cho phép, tăng cường công tác chế biến sau thu hoạch và tập trung nuôi cũng như tái tạo nguồn lợi thủy hải sản một cách khoa học chứ không thể đi khai thác mãi. 

Ông Nguyễn Quang Hùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản cho biết: Tính đến 31/12/2017, cả nước có hơn 109 nghìn tàu cá, với tổng công suất trên 10 triệu CV. Công tác xử lý cá trước khi bảo quản bao gồm các công việc như phân loại, rửa, mổ nội tạng, xếp khay… được thực hiện cơ bản nhất cho nghề câu cá ngừ đại dương còn các sản phẩm khác phần lớn chỉ qua công đoạn phân loại, xếp khay và đưa xuống hầm bảo quản. Nguyên nhân chính, theo ông Hùng là các thiết bị và công cụ hỗ trợ cho công đoạn này đang rất lạc hậu, thô sơ. Nhiều tàu chưa được trang bị hoặc có nhưng thiếu đồng bộ với máy móc và thiết bị khác trên tàu dẫn tới hiệu quả làm việc chưa cao. Từ đó, tổn thất sau thu hoạch của các nghề khai thác hải sản hiện nay trung bình trong khoảng 15 – 25 %, trong đó nghề lưới kéo có tỷ lệ tổn thất cao nhất.

Hiện nay cả nước có 620 cơ sở chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Các cơ sở này đều đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có khoảng 600 cơ sở áp dụng Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) đạt tiêu chuẩn được phép xuất khẩu vào các thị trường, có 415 nhà máy, cơ sở đạt tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp vào Nhật Bản, Mỹ, EU và các thị trường khó tính khác. Tuy nhiên, công nghệ chế biến các sản phẩm xuất khẩu phần lớn là các sản phẩm chế biến thô (filet, nguyên con, cắt khúc...) đông lạnh, chế biến theo nhu cầu đặt hàng của thị trường, các mặt hàng thủy sản thô xuất khẩu đến tay người tiêu dùng không được mang thương hiệu Việt Nam. 

Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng cả về giá trị và sản lượng qua các năm. Năm 2010 sản lượng xuất khẩu 5,1 triệu tấn; giá trị xuất khẩu đạt 5,016 tỷ USD đến năm 2017 giá trị xuất khẩu tăng 8,3 tỉ USD nhưng tỷ trọng các mặt hàng chế biến tinh trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản thấp. Trong đó, hải sản khai thác đạt gần 2,8 tỷ USD, tập trung ở các mặt hàng như: Cá ngừ, nhuyễn thể, cua, ghẹ, các loại cá biển khác.

Nỗ lực thoát thẻ vàng

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP, trong năm 2017, qua văn bản thông báo hoặc từ website của cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu, có 50 lô hàng thủy sản khai thác xuất khẩu của Việt Nam bị các thị trường cảnh báo không bảo đảm ATTP. Trong đó, thị trường cảnh báo là EU (35 lô), Nhật Bản (4 lô), Liên minh kinh tế Á Âu (11 lô). Các chỉ tiêu vi phạm chủ yếu bao gồm: Kim loại nặng (Cd, Hg), Histamin; vi sinh vật như: TPC, Coliforms. Ngoài ra, một số lô hàng không đảm bảo quy định như: Bao bì rách, nhiệt độ bảo quản, ghi nhãn sai, chiếu xạ không được phép...

Chung tay phát triển nghề cá

Quản lý nguồn gốc thủy sản đang được các ngành chức năng siết chặt.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Cty CP Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Hiện nay, vướng mắc nhất của Công ty là nhật ký khai thác của các ngư dân, khi doanh nghiệp thu mua xong thì đi xin nhật ký tàu là rất khó khăn và gần như không lấy được, từ đó thời gian xác nhận nguyên liệu trễ khi làm hồ sơ xuất khẩu. Bà Lan kiến nghị, khi ngư dân cập cảng thì nên nộp nhật ký tại cảng cá, khi doanh nghiệp thu mua của tàu nào thì xin tại cảng cá sẽ dễ dàng hơn là đi tìm chủ tàu để lấy. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết, Luật Thủy sản đã đề cập vấn đề này, tuy nhiên chờ đến ngày 1/1/2019 thực hiện sẽ rất lâu. Bộ đã có hướng dẫn trong thông tư 02 và sắp tới Bộ sẽ có đợt tập huấn cho các cảng cá, chi cục thủy sản để các cảng cá sẽ nhận nhật ký này và tổng hợp, từ đó sẽ xác nhận các lô hàng và doanh nghiệp sẽ đến đầu mối để nhận.

Trên cơ sở 9 nội dung kiến nghị của EU, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị các đơn vị liên quan phải khắc phục những vướng mắc trước mắt để khắc phục thẻ vàng. Ông Cường cho rằng, ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp ngoài phạm vi Việt Nam, truy xuất nguồn gốc thủy sản khó cũng phải làm, vấn đề là các cơ quan chức năng địa phương có quyết liệt hay không. Các tỉnh vào cuộc, ngư dân vào cuộc, doanh nghiệp vào cuộc thì sẽ gỡ được.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn chứng, ở tỉnh Quảng Ngãi, tàu nào đánh bắt bất hợp pháp là tịch thu và tiêu hủy luôn, không cần thông tư hướng dẫn hay văn bản gì hết, các tỉnh cứ nhìn vào đó mà làm. Bên cạnh đó, chúng ta phải tổ chức lại quy trình khai thác vùng bờ, vùng lộng và cùng khơi gắn với kết quả điều tra 5 nhóm ngư trường chính kết hợp với đánh bắt theo chuỗi. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào đánh bắt, bảo quản và chế biến sâu hơn, cho giá trị cao nhất.  

"Chúng ta phải triển khai tích cực, tổng rà soát các nội dung để tháng 5/2018 phía EU sẽ cử đoàn kỹ thuật sang Việt Nam đi kiểm tra và họ thấy được sự chuyển động đồng bộ của chúng ta tích cực là có thật, để rút thẻ vàng. Xây dựng một nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, hiệu quả, hội nhập là một việc làm rất khó nhưng chúng ta làm được và phải đồng bộ cả 3 trục (Trục Chính phủ, trục doanh nghiệp và trục toàn dân) để đưa ngành hàng này lên một giai đoạn mới là phát triển bền vững" -  Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.   
 
Theo Văn Nhất/Báo Đại Đoàn Kết.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập400
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm394
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại816,669
  • Tổng lượt truy cập90,880,062
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây