Học tập đạo đức HCM

Chuyển mình nơi đất khó

Thứ năm - 11/01/2018 05:15
Nằm trong 4 tỉnh thuộc diện 30a của Chính phủ ở khu vực Đông Bắc, và trong 1 tỉnh có tới 75 xã thuộc diện này, Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) lại đang được coi là một trong những xã điển hình về phát triển kinh tế. Ghi nhận những kết quả mà bà con đã đạt được để thấy sự chuyển mình mạnh mẽ nơi đây.

Chuyển mình nơi đất khó

Các mặt hàng rèn truyền thống đi khắp nơi, đem lại thu nhập cho dân.

Tạo đà để xóa nghèo

So với các huyện xa trong tỉnh, nghèo dường như có thể “vấp vào chân” như Bảo Lâm, Bảo Lạc thì Quảng Uyên là huyện gần hơn cả. Tuy gần, nhưng xã Phúc Sen của huyện lại rất ít đất nông nghiệp. Hiện Phúc Sen có 420 hộ dân, khoảng 2.000 nhân khẩu. Hộ nghèo theo tiêu chí mới… chỉ còn 13%. 87% là hộ trung bình và khá giả.

Một xã, nằm ở vùng “thiên không thời, địa không lợi” sao lại có những con số đáng để người ta “nghi ngờ” đến như vậy? Dường như đoán định được những hồ nghi trong tôi, ông Linh Văn Phù cho biết: Xóa nghèo  ở đây nhanh là cả một chiến lược, một sự tận tâm, tận sức của lãnh đạo và người dân Phúc Sen đấy.

Ngược về những năm trước, Phúc Sen là xã nghèo. Cùng với những chương trình, mà lớn nhất là chương trình xóa đói, giảm nghèo được đưa ra Phúc Sen cũng trăn trở lắm. Làm gì, làm như thế nào là cái không dễ. Sau rất nhiều nghiên cứu, rất nhiều ý kiến đóng góp, dân có, cán bộ có, Phúc Sen mới “bật” được ra cái Nghị quyết “3 nhiều” để mà dựa vào đấy mà có hướng thoát nghèo cho mình.

“3 nhiều” nghĩa là: Nhiều nghề, nhiều thu nhập và giảm nhiều hộ nghèo. Khi có “chiếc gậy chống” này, để Nghị quyết được đưa vào vào thực tiễn xã đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Tổ khảo sát, Ban phát triển thôn xóm. Cùng với các ban này, kế hoạch điều tra, lập quy hoạch các xóm đã được triển khai. Từ việc điều tra, lập quy hoạch này, Phúc Sen mới biết mình thiếu và yếu cái gì, mạnh cái gì để tập trung triển khai.

Vì đất nông nghiệp hạn chế, để tận dụng các nguồn lực Phúc Sen đã lựa chọn đa dạng hóa ngành nghề, phát triển các hình thức thương mại và dịch vụ. Phúc Sen vốn là nơi có nghề rèn truyền thống, nhưng do thời gian dài không được chú ý nên nghề này hoạt động rất kém. Cùng với đó là không tạo ra được việc làm, thu nhập cho dân. 

Bằng sự khôi phục, tạo điều kiện cho dân vay vốn mở rộng nghề, cùng với đó là việc thay đổi mẫu mã, tìm tòi thị trường nên nghề rèn - nghề truyền thống của người dân Phúc Sen đã “sống lại”. Cùng tiếng quai búa, tiếng lửa reo nơi các bễ, hừng hực ngày đêm mà các sản phẩm rèn của Phúc Sen đã đi khắp nơi. Cùng đó là việc “giải phóng sức lao động” dư thừa của xã và thu nhập của bà con nông dân.

Chuyển mình nơi đất khó

Xóa nghèo đã đem lại cho nhiều hộ dân ở Phúc Sen những thay đổi.

Đa dạng vươn lên

Tuy nhiên, chỉ mỗi nghề rèn thôi thì không thể nói Phúc Sen “đổi đời” nhanh đến như vậy. Với phương châm nhiều nghề, nhiều thu nhập nên ngoài nghề rèn, Phúc sen còn mở rộng đan lát, làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Các thợ có nghề được chiêu tập, cùng với đó là việc dậy dỗ và sự động viên, khích lệ dân nên nghề đan lát ở Phúc Sen cũng đã ngày một có tiếng. Song song với nghề rèn, nghề đan lát ở Phúc Sen hàng năm cũng đã đem một nguồn thu nhập rất cao cho các hộ dân.

“Việc lớn không bỏ, việc nhỏ không sót” là một trong những động lực mang tính tổng hợp để Phúc Sen vươn lên thoát nghèo nhanh chóng. Phát triển nghề thủ công, các hình thức thương mại và dịch vụ nhưng Phúc Sen vẫn không quên tới lợi nhuận của ruộng đất. Vì đất ít nên vấn đề “dẫn thủy nhập điền” để phát triển ruộng nước cũng được Phúc Sen chú trọng. Tuyến mương đã được đầu tư nạo vét ngày đêm xối xả dẫn nước về các ruộng, nâng cao dần năng suất cho các thửa ruộng và đảm bảo vấn đề an ninh lương thực tại chỗ cho người Phúc Sen. Rồi tuyến mương dài đến 2km mới được đầu tư, dẫn nước vào Lũng Sâu cũng đang hứa hẹn những cải tạo đồng đất nơi đây. Rồi tới đây, những mảnh đất “đồng khô, cỏ cháy” của Lũng Sâu sẽ được điều hòa bằng cụm kênh này, mở rộng thêm quỹ đất nông nghiệp cho Phúc Sen.

Ngoài cải tạo đất, việc chuyển đổi cây trồng, tạo hiệu quả và đa dạng các sản phẩm nông nghiệp cũng đã được Phúc Sen tính tới. Trong các mô hình chuyển đổi này, đáng ghi nhận nhất là việc đưa 37ha sắn nguyên liệu giống mới cao sản vào trồng tại xã. Ngoài nghề rèn, nghề đan lát thì sắp tới việc đưa cây sắn vào cũng sẽ góp phần nâng cao thu nhập để cải thiện cuộc sống cho các hộ dân ở Phúc Sen.

Đưa tôi ra con đường liên xã vừa được cải tạo, phẳng phiu bê tông, chỉ chiếc nhà văn hóa vừa khánh thành để đưa vào sử dụng, ông Linh Văn Phù cho biết thêm: 9/10 thôn trong xã đã có nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng. 391 hộ dân trong xã đã đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.

Theo Vi Lâm/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập284
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại825,748
  • Tổng lượt truy cập90,889,141
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây