Học tập đạo đức HCM

Cử nhân kinh tế làm giàu từ thú rừng

Thứ năm - 08/09/2016 11:23
Câu chuyện về hành trình gian nan khởi nghiệp của một bạn trẻ được xem là tấm gương làm kinh tế giỏi đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người bằng mô hình nông nghiệp tiên tiến.

Bỏ công sức và gần như tất cả tiền bạc gom góp được để nuôi dúi rừng nhưng những thất bại liên tiếp và trầy trật làm Phượng thêm thất vọng. Sau những tháng ngày gian nan khởi nghiệp ấy, Nguyễn Thị Phượng (28 tuổi) giờ đây đã là chủ của một trang trại sở hữu hơn 100 con dúi cùng với mô hình nông nghiệp liên kết bền vững.

Cử nhân kinh tế làm chăn nuôi

Vượt qua một đoạn đường núi dài hơn 40 cây số, chúng tôi tìm đến trang trại nuôi dúi của Phượng nằm ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh. Trong một chuồng nuôi rộng chừng 120m2, cả trăm con dúi nằm yên chờ Phượng bón cho từng nắm lá tre, khúc mía. Phượng nói: “Chừng đấy con dúi là chừng đấy lần khó khăn, gian nan chạy từ Nam ra Bắc”. Nhưng để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, Phượng đã kinh qua không biết bao nhiêu lần trầy trật thất bại.

Phượng bên trang trại dúi của riêng mình.Ảnh: HOÀNG HY
Phượng bên trang trại dúi của riêng mình.Ảnh: HOÀNG HY

Sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế, song ngành kế toán và kinh tế phát triển, Phượng quay trở lại quê nhà tiếp tục vun vén ước mơ xây dựng trang trại nuôi thú rừng. Vốn liếng ban đầu chẳng có, kinh nghiệm lại càng không, từ cặp dúi được một người bạn tặng, sau 8 tháng, 2 con dúi cái đã sinh được 6 con. Từ đó, Phượng dần dần mở rộng mô hình, xây lớn chuồng trại và mua thêm giống để đẩy nhanh số lượng đàn. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chăn nuôi thua lỗ do nhu cầu thị trường bấp bênh, Phượng quyết định rẽ sang một hướng đi khác. “Thịt dúi rừng không hề rẻ, nhưng mình mới vào nghề vẫn chưa có nhiều mối hàng lâu dài nên tôi nghĩ tại sao mình không thử liên kết nhiều hộ chăn nuôi lại với nhau, vừa đảm bảo đầu ra ổn định, vừa phân tán rủi ro nếu chẳng may gặp phải” - Phượng chia sẻ.
Nói là làm, Phượng khăn gói ra Bắc vào Nam, từ Đồng Nai, Sài Gòn cho đến Thái Nguyên, Cao Bằng để học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, thậm chí là xin học nghề từ nhiều mô hình trang trại khác nhau. Có trong tay một chút kiến thức, Phượng quay trở lại Quảng Nam và bắt đầu kế hoạch của riêng mình. Năm 2013, Phượng tiếp tục phát triển số giống hiện có, đồng thời liên kết thêm nhiều hộ chăn nuôi khác để mở rộng mô hình. Phượng đứng ra cung cấp con giống và đảm bảo thu mua thương phẩm cho bà con. Đến nay, mô hình này đã phát triển lên tới cả chục trang trại, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Từ loay hoay chào hàng đến hút hàng

Phượng cho biết, 3 năm đầu thử nghiệm nuôi và nhân giống là 3 năm không biết bao nhiêu lần đứng ngồi không yên vì dúi chết không rõ nguyên nhân. “Có lúc tưởng như gãy gánh giữa chừng, lúc thì dúi chết, lúc thì hàng lại bị chê õng chê ẹo, chua xót lắm!” - Phượng nói.

Nhớ lại những ngày tháng ròng rã ngược xuôi khắp nơi để chào hàng, Phượng cũng không biết động lực đến từ đâu, mà hễ cứ xong chuyến này lại muốn đi chuyến khác. Lúc thì đi vào Đồng Nai, có khi lại ra Thái Nguyên chỉ mong nhận được cái gật đầu từ một nhà hàng nào đó để lấy động lực mà đi tiếp. Ai gọi đâu thì Phượng chạy đó, một ký hay mười ký, xa hay gần Phượng đều không quản, miễn là lấy được lòng tin ban đầu của khách hàng. “Đem sản phẩm đi khắp nơi nhưng nhiều khi vẫn không nhận được kết quả gì, lúc thì chê kiểu này, lúc thì chê kiểu khác làm bản thân mình cũng thấy tuyệt vọng. Mình quay về tìm hiểu thì mới biết chất lượng thịt dúi phụ thuộc nhiều vào việc phân chia hàm lượng thức ăn trong mỗi bữa nên bắt đầu mày mò học hỏi. Mãi về sau, khi đã biết cách phân phối bữa ăn cho cân bằng thì dúi của mình bắt đầu phát triển nhanh và chắc thịt”.

Để lấy được lòng tin của khách hàng, Phượng mời họ đến tận trang trại của mình tham quan mô hình chăn nuôi, thậm chí mời dùng thử thịt dúi tại nhà. Dần dần nhiều người trở thành mối quen. Khi có được một chút lãi, Phượng lại tiếp tục đầu tư mở rộng mô hình, nuôi thêm nhím rừng cùng với việc đứng ra làm cầu nối tiêu thụ cho các hộ chăn nuôi khác. Hiện nay, mỗi ngày trang trại của Phượng cung cấp ra thị trường hơn 10kg thịt dúi, chưa kể số lượng con giống bán ra. “Nói thì nghe nhiều vậy nhưng thực sự vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng nên trong thời gian tới, khi đã ổn định được nguồn vốn cũng như nắm chắc kinh nghiệm, tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình, nuôi thêm một số loại giống khác như chồn nhung đen, chim trĩ xanh.. mà trước đây tôi đã thử nghiệm nhưng thất bại. Làm nông nghiệp, phải đi lên từ tầm nhìn chứ không phải là đôi chân. Chỉ có quan sát và học hỏi liên tục mới trụ được với nghề này, chẳng lẽ lấy công làm lời mãi” - Phượng chia sẻ.

Theo baoquangnam.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập320
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại828,571
  • Tổng lượt truy cập90,891,964
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây