Học tập đạo đức HCM

Để đạt chuẩn rau hữu cơ, cần ít nhất 200 chỉ tiêu đánh giá

Chủ nhật - 06/09/2015 22:20
Theo các chuyên gia, để đạt được tiêu chuẩn rau hữu cơ, cần ít nhất 200 chỉ tiêu đánh giá.
Để đạt chứng nhận hữu cơ, doanh nghiệp phải tuân thủ quy trình sản xuất rất khắt khe. Ảnh: K.H

Là một trong những người được xem như “cha đẻ” của rau củ hữu cơ (organic) ở TP.Đà Lạt từ hơn 10 năm trước, ông Nguyễn Bá Hùng - Tổng Giám đốc Công ty TNHH liên doanh Organic (Đà Lạt, Lâm Đồng) nhận định: “Không dễ tìm được đất để trồng rau hữu cơ ở Lâm Đồng cũng như các tỉnh khác, khi mà nông dân đã lạm dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu quá lâu”.

Ông Hùng cho biết, để có thể tiến hành sản xuất sản phẩm rau, củ hữu cơ, ban đầu, doanh nghiệp phải gửi mẫu đất cho tổ chức ở nước ngoài đánh giá. Khi phân tích, mẫu đất đó bắt buộc phải không có tồn dư các loại hóa chất mới đủ chuẩn để sản xuất hữu cơ.

Tiếp theo, nông dân phải học qua các lớp kiến thức về quy trình, kỹ thuật canh tác hữu cơ, các sản phẩm vật tư nông nghiệp được phép sử dụng, học cách ghi chép sổ sách, nhật ký đồng ruộng…

Theo ông Hùng, tất cả các chi phí này không hề nhỏ. Ngoài ra, để được cấp chứng nhận hữu cơ,  doanh nghiệp phải đóng số tiền khoảng 1.700 USD/năm. Với mỗi sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ, khách hàng đều có thể kiểm tra nguồn gốc bằng cách vào trang web đã cấp giấy chứng nhận hữu cơ, nhấp mã số của đơn vị được cấp sẽ biết được thông tin chính xác.

Đại diện Công ty Control Uni-on Việt Nam (cơ quan đánh giá và chứng nhận của Hà Lan tại Việt Nam), ông Ric-hard de Boer khẳng định rằng, chứng chỉ thực phẩm hữu cơ chỉ được cấp khi sản phẩm không có hormone, thuốc kháng sinh, thuốc diệt côn trùng, sâu bọ, thuốc trừ cỏ, phân hóa học, chất bảo quản… Còn ông Võ Minh Khải- Tổng Giám đốc Công ty Viễn Phú, doanh nghiệp có sản phẩm gạo hữu cơ Hoa Sữa đã được chứng nhận hữu cơ bởi Công ty Control Uni-on Vietnam cho biết, để có trang trại lúa hữu cơ rộng trên 320ha tại huyện U Minh (Cà Mau), doanh nghiệp này đã phải đầu tư trên 30 tỷ đồng và hơn 3 năm ròng rã thực hiện cải tạo đất.

Theo ông Khải, để được chứng nhận hữu cơ, doanh nghiệp phải đạt hơn 200 chỉ tiêu về hữu cơ mà tổ chức quốc tế đưa ra, ngoài ra, quy trình chứng nhận này phải lặp lại hằng năm với chi phí không hề nhỏ.

 
Nguồn: Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập429
  • Hôm nay39,488
  • Tháng hiện tại744,601
  • Tổng lượt truy cập90,807,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây