Thay đổi “chiến thuật” tạo bứt phá, trước khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Tà Lèng sở hữu nhiều cái nhất từ dưới lên so với các phường, xã khác của thành phố Điện Biên Phủ.
Theo đánh giá của ông Lò Văn Biên, Chủ tịch UBND xã Tà Lèng, thời điểm thực hiện chương trình nông thôn mới, năm 2011, xã có tỷ lệ hộ nghèo rất cao, chiếm tới 73%, thu nhập bình quân chỉ đạt 6 triệu đồng/người/năm. Địa hình đồi núi phức tạp, trình độ dân trí thấp, sinh sống không tập trung… là những rào cản của xã khi thực hiện chương trình nông thôn mới.
Năm 2010, anh Vũ Khắc Đẩu, xã Tả Lèng quyết định chuyển hướng sang nuôi hươu lấy nhung, sản phẩm nhung hươu của anh nổi tiếng cả đất Điện Biên. Anh Đẩu là một trong những điển hình làm kinh tế V.A.C của Thành phố Điện Biên Phủ.
“Ngày đầu mới thực hiện chương trình, Tà Lèng chỉ đạt duy nhất 1 tiêu chí số 19 về quốc phòng an ninh, còn những tiêu chí khác, động đến cái nào cũng vướng, cũng khó triển khai. Thời gian đầu, chính quyền xã loay hoay tìm giải pháp thực hiện các tiêu chí. Xã xác định, trước tiên cần tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến người dân. Từng bước thay đổi nhận thức để mọi người hiểu và đồng thuận với chương trình xây dựng nông thôn mới. “Mưa dầm thấm lâu”, một khi tư tưởng đã thông, lòng dân đồng thuận thì làm việc gì cũng rất thuận lợi” - ông Lò Văn Biên cho biết thêm.
Khi triển khai thực hiện các tiêu chí về: hạ tầng giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất, vệ sinh môi trường… cần huy động lực lượng lớn tham gia, bà con đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Không chỉ đóng góp ngày công lao động, quét dọn vệ sinh môi trường thôn, bản sạch đẹp, người dân còn góp được trên 1,6 tỷ đồng để thực hiện các tiêu chí. Rất nhiều hộ tình nguyện hiến đất, để xây dựng các công trình công cộng, phục vụ sản xuất, giao thương của bản.
Điển hình hộ ông Quàng Văn Cường đã hiến 1,5ha đất cho xã. “Nếu để Nhà nước đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng nghĩa trang, gia đình tôi nhận được 1,6 tỷ đồng. Nhưng nghĩ đến lợi ích chung của cộng đồng cùng chung tay xây dựng nông thôn mới, tôi quyết định hiến đất cho nhà nước” - ông Cường tâm sự.
Ngoài nuôi hươu lấy nhung, anh Đẩu còn gần 1ha ao cá, trung bình mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng.
Để chương trình sớm về đích, lãnh đạo xã đã tranh thủ những nguồn lực từ bên ngoài như kêu gọi các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ về mọi mặt.
Người dân trong xã Tả Lèng đã tích cực trồng những giống cây ăn quả, có giá trị kinh tế, đem lại lợi nhuận cao, tăng thu nhập.
Những tiêu chí như: môi trường, giao thông... tưởng chừng như khó đạt, nhưng sau nhiều nỗ lực, những tiêu chí đó đã đạt, Tà Lèng được công nhận là xã hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, trong 19 tiêu chí nông thôn mới, xã vẫn nợ lại tiêu chí số 10 về thu nhập.
Ông Biên lý giải: “Riêng đối với tiêu chí thu nhập thì người dân đóng vai trò là chủ thể. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, người dân trong xã chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, nên chưa mạnh dạn làm kinh tế”. Sau 7 năm triển chương trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí này đã từng bước nâng lên. Từ thu nhập bình quân chỉ đạt 6 triệu đồng/người năm 2011, đến năm 2017 đã tăng lên gần 15 triệu đồng/người.
Theo ông Biên, để hoàn thiện tiêu chí thu nhập, chính quyền xã Tà Lèng tập trung định hướng người dân phát triển kinh tế theo hướng trang trại, phát triển các mô hình kinh tế: trồng cây ăn quả, mô hình kinh tế tổng hợp VAC, trồng cây dược liệu... Thúc đẩy đào tạo nghề, quan tâm thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế… Làm được điều đó, xã Tà Lèng chắc chắc sẽ “trả nợ” được tiêu chí, nhưng quan trọng hơn là chất lượng cuộc sống của người dân phải thực sự tốt lên.
Tiêu chí về giao thông tưởng chừng khó đạt, nhưng cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, đóng góp của người dân, hiện nay đường đến các thôn, bản đã được đổ bê tông.
Chia sẻ về nội dung tiêu chí kém bền vững nhất hiện nay, ông Biên cho biết: "Để phấn đấu trở thành xã nông thôn mới, các tổ chức xã hội và UBND thành phố Điện Biên Phủ chung tay giúp đỡ người dân mua bảo hiểm y tế. Chính quyền xã trăn trở năm sau nội dung này có nguy cơ “rớt hạng”. Để điều đó không xảy ra, thì cần thiết phải đẩy mạnh tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân".
Theo Vinh Duy - Nam Hương/Báo Dân Việt.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã