Học tập đạo đức HCM

Ðẩy mạnh xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 02/10/2017 18:46
Sau một thời gian triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thay đổi bộ mặt các vùng nông thôn, thúc đẩy sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân.

Quả na trở thành sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, giúp người dân xã Huyền Sơn, Lục Nam (Bắc Giang) vươn lên, làm giàu.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lục Nam Vũ Văn Sơn cho biết, đến nay, toàn huyện đã có năm xã đạt chuẩn NTM; ba xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí; 16 xã đạt từ 10 đến 14 tiêu chí. Ðể phong trào xây dựng NTM đạt kết quả tốt, các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức, cách làm đa dạng, phong phú để người dân ngày càng nhận thức đầy đủ về phong trào xây dựng NTM. Việc xây dựng NTM tại Lục Nam đã và đang thu hút đông đảo người dân tham gia. Từ năm 2016 đến nay, người dân trên địa bàn đã hiến hơn 94 nghìn m2 đất các loại để làm đường giao thông, thủy lợi, công trình công cộng; đóng góp gần 4.000 ngày công lao động để xây dựng các công trình.

Bên cạnh đó, UBND huyện tập trung dồn điền đổi thửa với diện tích đã thực hiện gần 1.500 ha; xây dựng 23 cánh đồng lớn. Trong hỗ trợ phát triển sản xuất, huyện đã triển khai nhiều mô hình nông nghiệp ở nhiều xã. Ðến nay, các mô hình đã và đang mang lại hiệu quả bước đầu. Trong đó, mô hình cấy lúa nếp cái hoa vàng (xã Tiên Nha) có quy mô 10 ha, là mô hình được tổ chức liên kết sản xuất từ khâu làm đất, cung ứng giống, phân bón. Qua thống kê, năng suất lúa được thực hiện trong mô hình có năng suất cao hơn so với trồng đại trà 20 kg/sào. Mô hình rau chế biến xuất khẩu sản xuất các giống dưa chuột Nhật Bản, Ðài Loan (Trung Quốc), có liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm đầu ra, quy mô thực hiện 7,6 ha (xã Ðông Phú) đã mang lại hiệu quả tốt với năng suất đạt từ 2,5 đến 3 tấn/sào, giá bán khoảng 2.800 đồng/kg, người dân thu lợi từ ba đến bốn triệu đồng/sào/vụ. Mô hình trồng hoa quy mô 1,5 ha (xã Khám Lạng) có 20 hộ tham gia, tổng kinh phí thực hiện gần 330 triệu đồng; khi thu hoạch, người nông dân bán với giá bình quân từ 2.500 đến 4.000 đồng/bông, trừ chi phí có lãi từ tám đến mười triệu đồng/sào. Mô hình trồng đậu leo tứ quý (xã Thanh Lâm) có diện tích 9 ha, với 260 hộ tham gia, năng suất bình quân đạt tám tạ quả/sào, người dân lãi từ ba đến năm triệu đồng/sào…

Chủ tịch UBND xã Huyền Sơn (huyện Lục Nam) Vũ Hồng Hạnh cho biết, đến nay, xã đạt 15 tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn NTM vào năm 2020. Ðể hoàn thành mục tiêu, xã ưu tiên tập trung mọi nguồn lực giải quyết vấn đề môi trường; trước mắt, xây dựng một khu tập kết rác thải tập trung. Từ xây dựng NTM, xã đã khuyến khích người dân phát triển sản xuất. Nhiều loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; trong đó, vùng chuyên canh hành, tỏi với diện tích 23 ha, năng suất đạt 27 tấn/ha, thu nhập 100 triệu đồng/sào/vụ đông; cây khoai sọ diện tích 27,5 ha, sản lượng đạt 371 tấn, thu nhập từ 16 đến 17 triệu đồng/sào. Anh Trần Văn Hoan, xã Huyền Sơn chia sẻ: "Việc xây dựng NTM đã thay đổi bộ mặt nơi đây, giúp người dân phát triển sản xuất nông nghiệp tốt hơn, vì đường giao thông cơ bản đã được cứng hóa, thuận tiện cho xe ô-tô của thương lái đến thu mua na vào kỳ thu hoạch. Gia đình tôi đang trồng hơn một mẫu na dai, mỗi năm bán ra thị trường năm tấn, thu nhập gần 150 triệu đồng".

Tuy nhiên, công tác xây dựng NTM tại Lục Nam cũng đang gặp khó khăn do việc điều tra, đánh giá thực trạng nông thôn phục vụ lập quy hoạch xây dựng NTM chưa sát thực tế; nguồn kinh phí đối ứng từ ngân sách xã gặp nhiều khó khăn; việc huy động đóng góp từ doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác còn hạn chế; đất đai một số nơi không bằng phẳng, gây khó cho việc dồn điền đổi thửa; các xã còn tư tưởng chủ quan, thiếu chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Do vậy, khi được giao vốn, các xã còn lúng túng trong việc xác định nội dung, danh mục đầu tư…

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, thời gian tới huyện Lục Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng NTM và phong trào thi đua Lục Nam chung sức xây dựng NTM; tổ chức tốt công tác vận động, tuyên truyền về xây dựng NTM; mở lớp đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác xây dựng NTM cấp xã, thôn; tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các xã trong quá trình thực hiện; xây dựng, ban hành cơ chế hỗ trợ các xã trong xây dựng NTM.

Theo Bảo Đạt Giang/Báo Nhân Dân.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập240
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại820,520
  • Tổng lượt truy cập90,883,913
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây