Học tập đạo đức HCM

Đi lên từ hội quán

Thứ hai - 19/11/2018 19:58
Nông dân tỉnh Đồng Tháp tự nguyện gia nhập hội quán để hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh

Từ Canh Tân hội quán - hội quán đầu tiên được thành lập vào tháng 7-2016 tại xã An Nhơn, huyện Châu Thành, đến nay toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 60 hội quán ở khắp 12 huyện, thị xã, TP với hơn 3.000 hội viên. Theo thời gian, sinh hoạt hội quán đã giúp thay đổi nhận thức nông dân, kéo mọi người xích lại gần nhau hơn và hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất - kinh doanh để cùng nhau phát triển.

Đi lên từ hội quán - Ảnh 1.

Nhờ tham gia HTX Thanh Long hội quán (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp), nông dân không còn lo đầu ra cho trái thanh long

Là một trong những hội quán được thành lập đầu tiên, đến nay, Đồng Tâm hội quán ở ấp Tịnh Long, xã Tịnh Thới, TP Cao Lãnh có hơn 32 thành viên duy trì sinh hoạt đều đặn vào các ngày 15 và 30 hằng tháng. Các buổi sinh hoạt được tổ chức theo chuyên đề, chủ yếu nghiên cứu, bàn bạc và tổ chức sản xuất xoài theo tiêu chuẩn VietGAP để bảo đảm trái xoài sạch, đủ tiêu chuẩn bán vào siêu thị và hướng đến xuất khẩu.

Ở hội quán Làng Hoa (phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc), trước đây tâm lý chung của nhiều hộ canh tác hoa kiểng còn dè chừng trong việc trao đổi kinh nghiệm nhưng từ khi tham gia hội quán, bà con đã thay đổi nhận thức, gắn kết với nhau nhiều hơn, sẵn sàng trao đổi cách làm hay cho nhau. Hay như hội quán ở xã Trường Xuân, huyện Tháp Mười, nhiều nông dân được sinh hoạt với các chuyên gia nông nghiệp về biện pháp giảm lượng phân bón, giảm phun thuốc, giảm chi phí giá thành nên tư duy sản xuất đã có chuyển biến rõ rệt: từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang sản xuất chất lượng, theo thị trường và cắt giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh.

Là một trong những hội quán đầu tiên của tỉnh, Canh Tân hội quán của nông dân 3 ấp An Hòa, Tân An và Tân Hòa thuộc cù lao An Hòa, xã An Nhơn, huyện Châu Thành đã và đang phát triển tốt. Sau hơn 1 năm hoạt động, hội quán trở thành nơi để bà con hội viên trao đổi kinh nghiệm sản xuất, cơ hội làm ăn mới và giúp kết nối doanh nghiệp (DN) với nhà vườn. Với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho thành viên, ngày 11-11-2017, các thành viên Canh Tân hội quán đã quyết định thành lập HTX Nông sản an toàn An Hòa với 120 thành viên là bà con nông dân và một số DN đầu vào, đầu ra. Ông Chung Hoàng Hà, Chủ tịch HĐQT HTX, cho biết HTX đang liên kết cho xã viên tiêu thụ nông sản tại 3 chợ đầu mối của TP HCM, bình quân mỗi tháng cung cấp cho đại lý ở 3 chợ đầu mối khoảng 50 tấn nhãn. Ngoài ra, đã hợp tác cung cấp nhãn cho Công ty TNHH TM DV XNK T&T xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Thành Tâm hội quán, nay là HTX Nông sản an toàn Vĩnh Thới (huyện Lai Vung), thì đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các thành viên từ sản xuất nông sản sạch. Theo ông Tống Văn Phong, Giám đốc HTX, HTX đã hoàn thành các quy trình giúp bà con giảm giá thành sản xuất trái cam và quýt đường sạch, chất lượng cao; triển khai thực hiện mô hình điểm tại nhà vườn để đánh giá và hoàn thiện trước khi nhân rộng cho các thành viên. "HTX đang hợp đồng cung cấp 3 mặt hàng là quýt đường, cam xoàn và mận cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Sản xuất nông nghiệp VinEco thuộc Tập đoàn Vingroup với sản lượng trên 30 tấn/tháng. Chúng tôi bao tiêu sản phẩm, giúp thu nhập của nhà vườn tăng 15%-25% so với trước đây nên đã tạo niềm tin cho bà con an tâm sản xuất mà không sợ "được mùa mất giá" - ông Phong nói.

Tương tự, HTX Thanh Long hội quán đã liên kết nông dân sản xuất thanh long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP. Giữa các xã viên luôn kết nối chặt chẽ và thống nhất cao về quan điểm cũng như quy trình, cách sản xuất. Theo ông Trần Văn Tuấn, Giám đốc HTX, các xã viên thường xuyên trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ giúp đỡ nhau về kỹ thuật, cách chăm sóc cho ra trái theo yêu cầu của thị trường. HTX đã thống nhất sản xuất theo cách rải vụ để tránh tình trạng được mùa mất giá. 

 

Sinh khí mới

Là người khởi xướng, truyền lửa cho mô hình hội quán từ những ngày đầu, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Minh Hoan luôn tham dự những buổi nói chuyện thường kỳ của các hội quán. Ông Hoan nhận định các hội quán tuy chỉ đi vào hoạt động trong thời gian ngắn nhưng bước đầu đã mang đến sinh khí mới. "Trước tiên là tính tự nguyện, tự chủ của bà con tham gia. Mọi người vui vẻ, chan hòa, đoàn kết, không dài dòng, nặng nề hình thức. Quan trọng hơn, giữa các thành viên có niềm tin và chia sẻ, hỗ trợ nhau vì lợi ích chung" - ông Hoan nói.

Bài và ảnh: Duy Thanh/nld.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập360
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,193
  • Tổng lượt truy cập90,882,586
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây