Học tập đạo đức HCM

Đi lên từ trang trại

Thứ sáu - 18/09/2015 03:57
Với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, ông Nguyễn Đức Luân (56 tuổi) ở khối Yên Duệ, xã Đông Vĩnh, TP Vinh (Nghệ An) đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi tổng hợp.
Mô hình kinh tế trang trại mang lại cho ông Luân hàng trăm triệu đồng/năm


Từ hai bàn tay trắng, ông Luân hiện sở hữu cơ ngơi khá khang trang, đầy đủ cùng mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Trang trại của vợ chồng ông Luân nằm tách biệt hẳn khu dân cư của khối Yên Duệ. Đón chúng tôi bằng nụ cười chất phác của người lính cụ Hồ năm xưa, nhâm nhi bát nước chè xanh nóng hổi, ông vồn vã tiếp chuyện.

Năm 1979, ông lên đường tham gia quân ngũ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, sau 2 năm ông xuất ngũ trở về quê hương rồi lập gia đình. 2 vợ chồng không nghề ngỗng, quanh năm gắn bó với ruộng đồng nên thu nhập bấp bênh.
 

Cực chẳng đã, ông Luân phải sang nước bạn Lào buôn khoai, sắn để kiếm thêm tiền trang trải cho gia đình. Vất vả là thế nhưng tình hình cũng chẳng sáng sủa hơn là bao. Thành thử nhiều lúc ông cũng thấy nản lòng, cho đến khi: “Năm 1998, nhà nước có chủ trương chuyển đổi diện tích cây lúa kém hiệu quả sang xây dựng khu trang trại chăn nuôi tập trung, tôi mạnh dạn nhận hơn 3 ha vùng chua trũng để phát triển kinh tế trang trại trong sự hồ nghi của rất nhiều người”, ông Luân nhớ lại.
 

Do không có vốn nên ông Luân bàn với vợ “làm liều” cầm cố sổ đỏ để vay tiền ngân hàng, “được ăn cả ngã về không” nên nhiều đêm vợ chồng ông không sao chợp mắt nổi. Thế nhưng đã xác định "trót đâm lao phải theo lao" nên vợ chồng ông đành tự động viên nhau cùng nỗ lực vượt qua giai đoạn khốn khó.
 

Ông Luân khẳng định, muốn làm giàu từ chăn nuôi thì phải mạnh dạn đầu tư, chính vì thế nên ngay từ ban đầu ông đã xác định phát triển theo hướng chăn nuôi quy mô lớn dựa trên cách thức tổ chức SX bài bản, khép kín.

Nghĩ là làm, ông xây dựng hệ thống chuồng nuôi gà sinh sản rộng trên 1.000 m2, kết hợp đào ao nuôi cá, trồng thêm rau màu để phục vụ gia đình và cải thiện nguồn thu.
 

“Nhờ sự giúp đỡ của anh em, bạn bè... tôi mới được như hôm nay. Tôi mong được gặp những người chung chí hướng, chung tay phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, từng bước xây dựng quê hương giàu đẹp”, ông Luân chia sẻ.

“Địa hình nơi đây nằm trên vùng đất trũng, đường xá gập ghềnh khó đi nên việc chăn nuôi gặp không ít khó khăn. Thời gian đầu triển khai, do thiếu kinh nghiệm đối phó dịch bệnh nên nhiều lúc gia cầm chết như ngả rạ, có khi mưa lũ nước dâng ngập trắng ao khiến nhiều tấn cá trôi sạch chỉ trong chớp mắt. Cũng may ông trời không phụ lòng người nên tình hình về sau ngày một khả quan hơn”, ông Luân tâm sự.
 

Đến nay, trang trại tổng hợp của gia đình ông Luân đã phát triển với 3 ha ao. Mỗi năm ông nuôi 2 lứa cá đủ các loại, xuất bán được khoảng 12 - 13 tấn bán với giá dao động từ 25.000 - 35.000 đ/kg, trừ các khoản chi phí, lãi ròng trên 150 triệu đồng.
 

Đáng nói hơn là nguồn thu từ đàn gà sinh sản trên 6.000 con, với việc tiêu thụ hơn 5.000 quả trứng/ngày (giá bán 1.700 - 1.800 đ/quả) đã giúp vợ chồng ông thu về đều đều gần 10 triệu đ/ngày.  Hiện tại, trang trại của ông đang nuôi trên 3.000 con gà hậu bị để thay thế đàn gà bố mẹ.
 

Theo tính toán, tổng thu nhập của trang trại này mỗi năm từ 700 - 800 triệu đồng, trừ tất tần tật các khoản phát sinh, còn lãi trên 450 triệu. Kinh tế gia đình ổn định, ông Luân có điều kiện cho 3 người con được học hành đến nơi đến chốn, chưa kể còn xây dựng được căn nhà ba tầng khang trang, tươm tất trong sự trầm trồ, ngưỡng mộ của mọi người.
 

Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Luân còn rất cởi mở trong việc chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, trực tiếp giúp đỡ nhiều hộ xung quanh bằng cách chuyển giao khoa học kỹ thuật, hướng dẫn cách làm, cách triển khai.  Chưa hết, ông còn sẵn sàng cho vay tiền với lãi suất thấp, hỗ trợ con giống để các hộ khó khăn có điều kiện SX.

Theo NNVN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập408
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại798,014
  • Tổng lượt truy cập90,861,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây