Học tập đạo đức HCM

Diện mạo mới Nghĩa Đàn

Thứ ba - 18/02/2014 03:25
) - Sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tạo một diện mạo mới đối với vùng đất đỏ Nghĩa Đàn. Những con đường bê tông thoáng rộng, những mô hình kinh tế, những cánh đồng mẫu lớn cho thu nhập cao... đang tạo khí thế, động lực để Nghĩa Đàn thực hiện có hiệu quả chương trình mà trước mắt là hoàn thành tại 5 xã điểm.
Về xã Nghĩa Hồng, một trong 5 xã điểm xây dựng NTM của Nghĩa Đàn mới thấy hết được sự hồ hởi, khí thế của bà con các hộ dân bắt tay vào việc xây dựng nông thôn mới. Kết quả nhờ công tác tuyên truyền vận động tốt nên đa số bà con 14 xóm của xã đều đồng tình hiến đất, phá dỡ hàng rào tạo điều kiện làm đường theo đúng quy hoạch.
 
Xóm Hồng Thái, một trong những xóm nghèo của xã Nghĩa Hồng nhưng hơn một tháng nay bà con Kinh, Thổ trong xóm đã nhất loạt tự nguyện hiến đất, phá dỡ hàng rào và xây mới lại cổng, hàng rào trên toàn tuyến. Có mặt tại hiện trường con đường nội xóm mới thấy hết được tinh thần nhất trí, đồng lòng của 127 hộ dân nơi đây. Con đường thoáng rộng theo quy hoạch 7 mét với tổng chiều dài 920m đã được nới mở, hệ thống hàng rào, bờ tường cũ kỹ trước đây đã được thay mới hoàn toàn theo quy hoạch. Bí thư Chi bộ Cao Đăng Tệ cho biết: Chủ trương xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ khâu đột phá làm đường (giao thông nông thôn) rất hợp với lòng dân. Chi bộ ra nghị quyết, 12 đảng viên gương mẫu đi đầu và vận động nhân dân cùng hiến đất làm đường nên đã được sự đồng tình, đồng thuận cao. Nhờ  chi bộ và xóm có quyết tâm cao khi có đủ xi măng hỗ trợ theo kế hoạch sẽ tập trung nhân lực, vật lực làm xong con đường nên trước Tết chỉ mấy ngày đoạn đường đã đổ xong, tạo quang cảnh sạch đẹp để bà con vui Xuân đón Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.
 
Thi công tuyến đường, mương trạm bơm Gò Vịn, xóm Tân Khánh, Nghĩa Khánh.
Thi công tuyến đường, mương trạm bơm Gò Vịn, xóm Tân Khánh, Nghĩa Khánh.
 
Không chỉ xóm Hồng Thái mà 13 xóm còn lại của Nghĩa Hồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng hừng hực khí thế. Kết quả của việc người dân đồng thuận chung tay xây dựng nông thôn mới là những đoạn đường khang trang, thoáng rộng. Trong 2 năm 2012-2013, người dân các xóm của Nghĩa Hồng đã hiến hơn 1.100 m2; phá dỡ giải tỏa hơn 400 m bờ rào xây, hơn 210 m bờ rào cây xanh, nhờ đó đã tạo cơ sở để xã làm mới đưa vào sử dụng hơn 4.000 m đường bê tông theo tiêu chuẩn với tổng nguồn vốn xây dựng nông thôn mới đạt gần 3 tỷ đồng. Bí thư Đảng ủy xã Đinh Văn Minh cho biết: Xã cũng đã có nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới, trong đó xác định làm đường GTNT là khâu đột phá. Từ kết quả của tiêu chí này, Nghĩa Hồng sẽ tiếp tục chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế, tăng thu nhập cho nhân dân.
 
Nếu tại xã điểm Nghĩa Hồng, xây dựng nông thôn mới với việc chọn làm đường giao thông nông thôn là khâu đột phá với kết quả hạ tầng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, thì xã Nghĩa Khánh, một trong 5 xã điểm, kết quả của việc tập trung công tác dồn điền đổi thửa đã tạo chuyển biến rõ nét trên từng cánh đồng. Nhờ Đảng ủy xã đã ra nghị quyết chuyên đề, UBND xã cụ thể bằng đề án về chuyển đổi ruộng đất và cách làm sáng tạo bài bản từ điểm nhân ra diện rộng nên tại Nghĩa Khánh có tất cả 23 xứ đồng thì hết thảy đều đã xong chuyển đổi ruộng đất từ cuối năm 2012. Các hộ dân tin vào chủ trương của Đảng sẽ đem lại cuộc sống ấm no nên ngoài đồng thuận cao để thực hiện việc dồn điền đổi thửa còn tự nguyện đóng góp hơn 2,5 tỷ đồng cải tạo đồng ruộng, làm GTNT.
 
Những con đường nội đồng thẳng tắp thoáng rộng, hệ thống mương tiêu úng, cấp nước sản xuất đang dần hoàn thiện đi giữa những ô thửa ruộng lớn cho phép Nghĩa Khánh đưa cơ giới hóa vào sản xuất, xây dựng những cánh đồng mẫu lớn chuyên canh. Ruộng lớn, đường to đã mở tạo điều kiện thuận lợi để bà con đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Năm 2013 có thêm 13 hộ đầu tư mua máy cày đa chức năng, 50 máy tuốt lúa liên hoàn, nhờ đó đã giảm đáng kể sức lao động thủ công, tăng hiệu quả sản xuất.
 
Cánh đồng nứa có diện tích gần 120 ha, thuộc xóm Hồng Khánh sau khi chuyển đổi ruộng đất, xây dựng hệ thống mương tiêu úng đã khắc phục được ngập úng cho phép sản mỗi năm 2 vụ ăn chắc. Trên cánh đồng mẫu lớn 30 ha được sản xuất bằng giống lúa XL cho năng suất tăng 15-20% đã tạo sự phấn khởi cho bà con 2 xóm Thượng Khánh, Trung Khánh. 2 trạm bơm Trung Khánh và Gò Vịnh đang đẩy nhanh tiến độ xây lắp để đưa vào phục vụ sản xuất. Chủ tịch UBND xã Trần Xuân Hợi khẳng định: Khó khăn trong chuyển đổi ruộng đất Nghĩa Khánh đã vượt qua và đã thành công, tạo tiền đề thuận lợi để thực hiện các tiêu chí còn lại phấn đấu về đích xây dựng nông thôn mới vào năm 2015.
 
 Có thể nói, tại Nghĩa Đàn sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và thực hiện Chỉ thị 08/ CT-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về vận động dân dồn điền đổi thửa đã thu được thành tựu thuyết phục. Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nên các tầng lớp nhân dân đã nhận thức đầy đủ, đúng đắn nội dung, ý nghĩa chương trình xây dựng nông thôn mới đối với sự nghiệp CNH- HĐH đất nước. Các phong trào làm đường GTNT, dồn điền đổi thửa, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được người dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng tích cực. Do xác định sản xuất là quyết định bền vững nhất của chương trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy trong lộ trình thực hiện mục tiêu quốc gia, Nghĩa Đàn chú trọng tập trung xây dựng và thực hiện các đề án, kế hoạch phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.
 
Năm 2013, Nghĩa Đàn đã xây dựng được 1 mô hình cánh đồng mẫu sản xuất lúa, 16 mô hình phát triển sản xuất, nâng tổng mô hình phát triển sản xuất đã xây dựng và nhân rộng trong 3 năm lên 42 mô hình, với thu nhập bình quân trên 200 triệu đồng/ mô hình. Nhiều xã đã tổ chức quy hoạch, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân mở thêm các ngành nghề mới có hiệu quả như: làng nghề chổi đót ở Nghĩa Hội, nghề nấu mật mía Nghĩa Hưng...
 
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhân dân đã hiểu được giá trị, ý nghĩa của Chương trình xây dựng nông thôn mới nên nhân dân các dân tộc huyện Nghĩa Đàn đã tự nguyện hiến được 292.861 m2 đất; 4.575 m tường rào; chặt bỏ 56.215 cây gỗ các loại để làm đường GTNT. Toàn huyện đã tu sửa được 73,44 km, làm mới được 169,7 km.  Trong 3 năm, tổng nguồn kinh phí huy động được 206 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 25 tỷ đồng. Có 6 xã đạt 10 tiêu chí trở lên, 14 xã đạt từ 5 - 9 tiêu chí. Những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện chương trình đang tạo những động lực mạnh mẽ để các xã căn cứ vào điều kiện thực tế có những giải pháp, cách làm phù hợp.
 
Đồng chí Lê Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện, Phó Trưởng ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Nghĩa Đàn, cho biết: Trong năm 2014, Nghĩa Đàn tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới để phát hiện những thiếu sót kịp thời khắc phục sửa chữa, đồng thời phát hiện những mô hình hiệu quả, cách làm hay để khuyến khích nhân rộng. Trước mắt là tập trung chỉ đạo, ưu tiên 5 xã điểm sẽ về đích năm 2015, đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua “Nghĩa Đàn chung sức xây dựng nông thôn mới” trên toàn huyện.
 
Hữu Nghĩa
theo 
Baonghean
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập551
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm540
  • Hôm nay67,884
  • Tháng hiện tại772,997
  • Tổng lượt truy cập90,836,390
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây