Người dân trồng cây dược liệu |
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, xã Quyết Tiến đã có những khởi sắc, trong đó nổi bật là chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Hiện nay, xã Quyết Tiến đã đạt 17/19 tiêu chí, bình quân thu nhập trên 27 triệu đồng/người/năm. Đến nay trên địa bàn xã đã tổ chức thi công được 5,6km đường.
Về trường học, chỉ đạo các trường làm tốt công tác quản lý, chăm lo thực hiện công tác bán trú. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với học sinh các bậc học, đưa văn hóa dân tộc vào truyền dạy, xây dựng các mô hình như công viên xanh, góc học tập, chợ quê… Đồng thời duy trì trạm Y tế xã đạt chuẩn NTM. Mạng lưới y tế thôn bản được kiện toàn, đi vào hoạt động hiệu quả, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Đặc biệt, chương trình phát triển dược liệu trên địa bàn huyện nói chung và Quyết Tiến nói riêng, đem lại sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh địa phương, cũng như bảo tồn các loại cây dược liệu bản địa. Đây được coi là hướng đi đúng đắn, có tính khả thi trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Ông Lê Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến cho biết: “Hiện xã có khoảng 300ha cây dược liệu, hơn 400ha trồng rau theo tiêu chuẩn an toàn. Trồng dược lieu thu nhập khá, nhiều gia đình thu trên 100 triệu đồng/năm. Huyện đang đầu tư 1ha nhà lưới trồng rau, sang năm sẽ tiếp tục nhân rộng. Dược liệu thì các gia đình đang liên kết với các công ty để lo đầu ra. Hiện Quyết Tiến là vùng dược liệu trọng điểm”.
Cây dược liệu giúp người dân có thu nhập cao hơn so với cây trồng truyền thống |
Theo ông Phạm Ngọc Pha, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Quản Bạ, đến nay toàn huyện có 2.600ha trồng cây dược liệu, trong đó các công ty trồng300ha. Ông Pha chia sẻ, mô hình trồng cây dược liệu được triển khai từ năm 2012, mang lại hiệu quả khá rõ nét trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
"Xã Quyết Tiến là vùng lõi đưa vào trồng cây dược liệu này. Tùy vào các loại cây mà hiệu quả kinh tế khác nhau, như cây Atiso thu gấp 2 lần trồng lúa, cây đương quy gấp 3 lần, cây đẳng sâm gấp 4 – 5 lần… Từ khi chúng tôi chuyển đổi giống cây trồng, đưa KHKT vào thì mức thu nhập, đời sống người dân tăng lên đáng kể", theo ông Pha.
Ngoài ra, theo ông Pha, Quyết Tiến là nơi trồng rau có tiếng của tỉnh, với 150ha rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Trồng rau theo hướng trái vụ là thế mạnh của xã, mang lại thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha, riêng trồng đậu Hà Lan thu 400 triệu đồng/ha.
Đứng trước cơ ngơi hàng chục hécta cây dược liệu, anh Vàng Thìn Nghì (xã Quyết Tiến) tâm đắc: “Tôi là người đầu tiên ở Hà Giang trồng dược liệu, hiện tôi có 15ha, trừ mọi chi phí tôi thu về 1 tỷ đồng/năm. Nếu so với trồng lúa, ngô… thì dược liệu lãi gấp 10. Ngoài ra, tôi còn tạo nguồn giống tại chỗ với chất lượng cao hơn các nơi khác”.
Rau VietGAP đang là hướng đi mới của địa phương |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã