Học tập đạo đức HCM

Gái đảm cao nguyên lãi hơn trăm triệu/năm từ đàn ong mật

Thứ bảy - 24/03/2018 08:22
Nhận thấy diện tích đất đai, vườn cây của gia đình phù hợp với việc nuôi ong mật, đầu năm 2015 chị Nguyễn Thị Thu Hồng, thôn 23, xã Cư Ni, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã mạnh dạn mua 100 đàn ong về nuôi.

Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn ong mật của gia đình chị Hồng sinh trưởng, phát triển tốt. Đến nay, sau 3 năm vừa nuôi và nhân giống, đàn ong mật của gia đình chị Hồng đã tăng lên hơn 150 đàn. Trung bình mỗi năm, chị Hồng thu được 1.200 lít mật ong, giá bán từ 100.000 - 120.000 đồng/lít và 650kg phấn hoa, giá bán 180.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình chị có lãi hơn 150 triệu đồng.

 gai dam cao nguyen lai hon tram trieu/nam tu dan ong mat hinh anh 1

  Chị Nguyễn Thị Thu Hồng giới thiệu về mô hình, kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ong. Ảnh: Hoàng Nguyên

Chị Hồng chia sẻ: Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ. Người nuôi cần am hiểu về đặc tính của ong như xây tổ, chia đàn và các loài hoa, mùa hoa nở, mùa ong đi lấy mật, cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào.

Theo chị Hồng, để tăng đàn ong, cứ khoảng 2 năm tiến hành thay giống ong chúa đã già một lần, thường xuyên vệ sinh thùng. Mùa đông che chắn cẩn thận, không để ong bị lạnh, bị mưa thấm ướt thùng. Mỗi thùng để khoảng 3-4 cầu ong, đến mùa xuân mật hoa nhiều hơn thì để 6 cầu ong. Điều quan trọng nhất là chọn ong chúa khỏe mạnh thì cả đàn ong và những lứa sau khỏe mạnh, cho mật nhiều. Nguồn phấn hoa phải là hoa nhãn, cà phê và các loại hoa rừng sẽ cho chất lượng mật tốt.

Việc phòng, chống bệnh cho ong cũng được đặt lên hàng đầu. Do đàn ong sống trong một quần thể lớn, bay rất nhiều nơi để kiếm phấn hoa nên khả năng nhiễm và lây lan bệnh rất cao, nhất là mùa hoa vải, nhãn, điều do người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, chị Hồng còn giúp đỡ hàng chục hộ khó khăn ở địa phương qua việc cung cấp con giống, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi để giúp họ phát triển sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo....

Theo  Hoàng Nguyên/Dân Việt.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Số 233/KH-UBND

Kế hoạch triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” gắn với “Học tập số” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập162
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm160
  • Hôm nay37,879
  • Tháng hiện tại1,561,716
  • Tổng lượt truy cập100,617,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây