Học tập đạo đức HCM

Gieo vốn xóa nghèo, xây nông thôn mới

Chủ nhật - 01/07/2018 02:45
Dòng vốn nhỏ nhưng len sâu vào tận bản, làng, phù hợp với nhu cầu của người dân đã góp phần khơi dậy tinh thần đoàn kết, vượt lên thoát nghèo, xây dựng nông thôn mới từ hải đảo xa xôi tới nơi vùng cao biên giới...


Tín dụng chính sách tín dụng ưu đãi giúp nhiều hộ gia đình ở vùng nông thôn thoát nghèo bền vững, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.


Tín dụng chính sách tín dụng ưu đãi giúp nhiều hộ gia đình ở vùng nông thôn thoát nghèo bền vững, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Một mũi tên, hai đích đến

Về xã Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Ia Hrung thuộc huyện Ia Grai (Gia Lai) những ngày này, không khó để nhận ra những con đường lầy lội, gập ghềnh sáu năm trước đã được bê tông, nhựa hóa phẳng lì, sạch sẽ. Dọc hai bên đường là những ngôi nhà kiên cố, mọc lên san sát, giữa bạt ngàn sắc trắng hoa cà phê như những bông tuyết bồng bềnh phủ trắng cành thoảng hương thơm, thanh khiết hứa hẹn một mùa cà phê bội thu. Một vùng quê trù phú đang ngày càng hiển hiện thêm rõ nét khi người dân nơi đây vừa đón danh hiệu xã nông thôn mới đầu năm 2018.

Là vùng căn cứ địa cách mạng vững chắc trong suốt hai cuộc kháng chiến song nhiều năm trước dù người dân ở đây kiên cường chịu thương chịu khó, nhưng đời sống còn nhiều khó khăn nhất là 5 làng của đồng bào Jrai chiếm 38% dân số xã. Đến năm 2010, khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới năm 2011, xã Ia Hrung chỉ đạt 5/19 tiêu chí; hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông nông thôn chưa được hoàn chỉnh... Chính vì vậy để có thể tiếp sức cho chính quyền địa phương, cũng như người dân xã xây dựng nông thôn mới, NHCSXH huyện Ia Grai đã bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, tập trung nguồn vốn, mở rộng cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác từ việc gieo những vạt cà phê, trồng tiêu đến những chương trình tín dụng hỗ trợ người dân vùng khó khăn phát triển SXKD, xây dựng các công trình cung cấp nước sạch và xây nhà vệ sinh bảo đảm môi trường, thay thế nhà tranh tre nứa lá, để người dân vừa tạo sinh kế vừa đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của đời sống.

Chỉ một năm sau khi triển khai chương trình nông thôn mới của xã năm 2011, đến cuối năm 2012. Xã vùng 2 với 2 làng vùng 3 này khi đó có hơn 1.300 hộ dân nhưng đã có đến 1.033 hộ có dư nợ với NHCSXH phần nào qua đó thấy rõ bức tranh hộ nghèo ngày đó cũng như những nỗ lực của ngân hàng góp phần giảm nghèo chung tay xây dựng nông thôn mới.

Bà Tăng Thị Minh Út - Chủ tịch Hội CCB xã gắn bó với hoạt động của NHCSXH từ năm 2013 tâm sự, vốn tín dụng đã giúp nhiều người dân, trong đó có gia đình bà thay đổi hẳn cuộc sống. Nguồn vốn vay theo chương trình giải quyết việc làm giúp bà phát triển vườn cà phê. Nhờ nguồn vốn rẻ, gia đình anh K Bu Níc Cư, làng Út Một và anh K Buh Quý, vừa dựng được căn nhà mới khang trang thay cho chiếc nhà ghép tôn trước đó sau khi vườn cà phê hơn 500 gốc cho thu hoạch năm đầu tiên. Đời sống của từng người dân cứ mỗi năm một thay đổi theo những mùa hoa cà phê, hồ tiêu được nhen mầm từ đồng vốn chính sách và điều kiện sống thêm nâng cao với các chương trình tín dụng, cho vay cung cấp NS&VSMTNT, nhà ở, việc làm, HSSV... Nhiều hộ đã không chỉ thoát nghèo mà thậm chí thành tỷ phú và trở thành khách hàng tiền gửi của NHCSXH... Chỉ tính trong 3 năm (2014 - 2016), xã Ia Hrung đã có 634 hộ thoát nghèo. Đến nay, xã chỉ còn 92 hộ nghèo, chiếm 6,8%.

Ở Đà Nẵng, bên cạnh các chương trình tín dụng chính sách chung, để “đốc công” xây dựng nông thôn mới tại địa phương, NHCSXH thành phố đã đăng ký hỗ trợ xây dựng nông thôn mới cùng những chính sách hỗ trợ riêng có với xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang. Trong năm 2017, NHCSXH đã bổ sung nguồn vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm hai tỷ đồng để triển khai cho vay đối với xã Hòa Phú.

Nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với nguồn lực xã hội hóa đã góp phần giúp 6.183 hộ vươn lên thoát nghèo vượt kế hoạch 32,3%, đã 614 hộ nghèo có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn đã thoát nghèo đạt 102% kế hoạch. Đặc biệt Nghị quyết Thành ủy giao xóa hết hộ nghèo là người có công đã được thực hiện thành công với 100% hộ nghèo (242 hộ) người có công được giúp đỡ vươn lên thoát nghèo, góp phần vào kết quả thực hiện chương trình thành phố “4 an” trên địa bàn.

Với một tỉnh nghèo như Quảng Nam, nguồn vốn của NHCSXH trợ giúp hiệu quả công cuộc giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. Năm 2017, nguồn vốn tập trung về các xã thực hiện nông thôn mới, đặc biệt các xã thuộc miền núi, hải đảo chiếm gần 83,3% tổng doanh số cho vay đạt 984 tỷ đồng. Nguồn vốn chính sách đã góp phần thoát nghèo hơn 18 nghìn hộ, đã góp phần hoàn thành chỉ tiêu số 10 về tăng thu nhập và tiêu chí số 11 về hộ nghèo; tín dụng đối với hộ nghèo xây nhà theo Quyết định 33 của Thủ tướng Chính phủ với 875 ngôi nhà đã góp phần hoàn thành tiêu chí thứ 9 về xóa nhà tạm, nhà dột nát... Bức tranh xây dựng nông thôn mới của địa phương vì thế đã tăng 0,61 tiêu chí/xã so với năm 2016 đạt bình quân 13,11 tiêu chí/xã. Hiện Quảng Nam có 71 xã đạt 19 tiêu chí nông thôm mới, chiếm 34,8% tổng số xã.

Từ sứ mệnh đến trái tim
Nhìn lại 22 chương trình tín dụng chính sách mà NHCSXH đang triển khai được xây lên từ chính nhu cầu thiết thân của người nghèo, giúp họ có thêm điểm tựa vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo. Lãnh đạo Hội CCB Việt Nam khái quát, trong 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, NHCSXH đóng góp sáu tiêu chí cho vấn đề hộ nghèo, tăng thu nhập, hỗ trợ làm nhà ở, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự xã hội. Tính đến cuối năm 2017, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 171,79 nghìn tỷ đồng với gần 6,7 triệu hộ vay vốn. Trong đó, tín dụng thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao hoàn thành 100%.

Năm 2017, doanh số cho vay đạt 55,11 tỷ đồng với gần 2.100 nghìn lượt hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giúp gần 400 ngàn hộ vượt qua ngưỡng nghèo, thu hút và tạo việc làm cho trên 204 ngàn lao động, giúp gần 4.000 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, giúp gần 65 ngàn HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập trong năm, 1,2 triệu công trình cung cấp NS&VSMTNT, gần 46 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo và hộ dân vùng ĐBSCL.

Theo kế hoạch năm 2018, cả nước sẽ phấn đấu có ít nhất 39 - 40% số xã (khoảng 3.530 xã) đạt chuẩn nông thôn mới, tăng khoảng 5 - 6% so với năm 2017; có ít nhất 54 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng khoảng 10 đơn vị so với năm 2017; bình quân tiêu chí/xã cả nước tăng thêm tối thiểu 0,5 tiêu chí/xã so với năm 2017; giảm số xã đạt dưới 5 tiêu chí xuống dưới 60 xã. Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1 - 1,5%/năm (riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm; hộ nghèo DTTS giảm 3 - 4%/năm) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020.

Để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các mục tiêu này, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Văn Lý cho biết, cùng với việc dồn các nguồn lực và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã ban hành, NHCSXH tiếp tục đơn giản hóa thủ tục, nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là các sản phẩm chất lượng cao nhằm phục vụ tốt hơn nữa người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tuy nhiên, với những đòi hỏi về thu nhập điều kiện sống của người dân ngày một cao, để có thể đồng hành trên con đường chung tay xây dựng nông thôn mới cùng cả nước, hơn lúc nào hết NHCSXH đặt ra những mục tiêu và kỳ vọng cao hơn trong hoạt động của ngân hàng. Đó không chỉ mục tiêu hỗ trợ các địa phương hoàn thành hai Chương trình mục tiêu quốc gia mà kiến tạo động lực phát triển kinh tế bền vững cho nông thôn từ việc hỗ trợ sinh kế dài lâu mà như quan điểm của Đảng và Chính phủ là “cho cần câu chứ không cho con cá”.

Theo Ngọc Hải/Báo Nhân Dân.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập299
  • Hôm nay53,552
  • Tháng hiện tại850,250
  • Tổng lượt truy cập90,913,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây