Học tập đạo đức HCM

HTX Trung Tín: Bảo đảm sản phẩm sạch đến tay người dùng

Thứ ba - 27/06/2017 23:35
Thực hiện sản xuất dâu tây đạt “chuẩn sạch”, HTX Trung Tín (Tp.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã từng bước vượt qua những khó khăn và chinh phục người tiêu dùng cũng như các đối tác trong và ngoài nước.

Với tổng diện tích sản xuất là 7,1 ha, HTX Trung Tín đã thực hiện sản xuất dâu tây là cây chủ lực bằng phương pháp hữu cơ sinh học trong nhà kính. Mô hình sản xuất của HTX đã thu hút 16 thành viên và nhiều lao động địa phương tham gia.

Đạt giá trị cao

Thực hiện sản xuất dâu tây Nhật Bản, HTX đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật hiện đại, trồng dâu tây theo quy trình để bảo đảm chất lượng, năng suất khi xuất bán.

HTX luôn đạt “chuẩn” từ khâu xuống giống trên giá thể xơ dừa. Cách kết hợp đất với xơ dừa mang lại nhiều lợi ích như: Cải tạo tình trạng xơ chai của đất; tăng cường độ ẩm và chất dinh dưỡng; tăng cường độ thông khí cho đất giúp thúc đẩy sự phát triển của rễ cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn vì bản chất xơ dừa đã chứa các chất hữu cơ tự nhiên tốt cho cây trồng.

Công đoạn bón phân và tưới nước được thực hiện bằng hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự động (bơm nước lên từ giếng nước ngầm, qua bể lọc rồi mới qua hệ thống tưới), vừa tiết kiệm nước vừa cung cấp đủ độ ẩm cho cây. HTX đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính để hạn chế tối đa sự tác động của môi trường đến quá trình phát triển của dâu tây, nhất là khi trời mưa. Vườn dâu còn được lắp thiết bị đo nhiệt độ, máy quạt điều hòa, bẫy dính để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng gây hại chứ không sử dụng hóa chất.

Sản xuất sạch, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nên sản phẩm của HTX hoàn toàn sạch, không tích lũy chất độc và đồng nhất, đặc biệt là không gây ô nhiễm môi trường mà năng suất lại cao hơn 30 - 50% so với phương pháp trồng thông thường.

Quả dâu tây chỉ bảo quản được trong vài ngày, nên HTX đã xây dựng kho lạnh nhằm phục vụ tốt nhất khâu sau thu hoạch, giúp bảo đảm được chất lượng sản phẩm tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng.

Khi thu hoạch, HTX tiến hành thu dọn sạch sẽ các nhánh lá, cuống phế phẩm… để bảo vệ môi trường đất, tránh phát sinh những mầm bệnh mới. Hiện tại, HTX đang có 3.000m2 diện tích dâu tây Nhật Bản trong nhà kính để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan.

Giám đốc Vương Đình Phi trong nhà trồng dâu tây của HTX

Biện pháp sinh học

Giám đốc HTX, ông Vương Đình Phi, cho biết cây dâu tây đòi hỏi sự chăm sóc công phu, người trồng phải thường xuyên theo dõi sự phát triển của cây. Khi cây bị nhiễm bệnh phải xử lý kịp thời.

Quả dâu tây thường được ví là “cục thịt lộ thiên” nên thu hút rất nhiều sâu bọ, côn trùng trích, làm hỏng quả. Chính vì vậy, HTX đã áp dụng các biện pháp sinh học: Hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa học có độ độc cao để bảo vệ các loài ong ký sinh của ruồi đục lá, các loài thiên địch bắt mồi như nhện, bọ đuôi kìm.

HTX cũng sử dụng các chế phẩm sinh học và các biện pháp vật lý để trừ sâu bệnh như: Sử dụng bẫy màu vàng, bôi các chất bám dính; Dùng nhựa thông nấu trộn với nhớt xe theo tỷ lệ 4/6 để dẫn dụ côn trùng gây hại cho cây…

Trong trường hợp phải sử dụng thuốc BVTV, HTX đều xin tư vấn của cán bộ kỹ thuật và phải tuân theo nguyên tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng, đúng thuốc). “HTX chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, sử dụng theo đúng các yêu cầu kỹ thuật để bảo vệ môi trường, hạn chế tối đa độc tố tồn đọng trong sản phẩm và cũng là bảo đảm an toàn cho người chăm sóc”, ông Phi cho biết.

Hiện, HTX đã mở rộng sản xuất sang trồng các loại rau củ quả (cải bó xôi, cải bắp, khoai tây, hành tây, ớt ngọt…) theo tiêu chuẩn VietGAP. Các loại rau này cũng được trồng trong nhà kính và áp dụng các biện pháp sinh học để mang lại hiệu quả tối ưu.

Điều đặc biệt là mô hình sản xuất của HTX đã thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm, nhất là mô hình sản xuất dâu tây. Đây cũng là lượng khách hàng giúp tiêu thụ một phần sản phẩm của HTX. Bên cạnh đó, HTX đã liên kết với một chuỗi cửa hàng ở Tp.HCM và Hà Nội để cung ứng nông sản sinh học với số lượng lớn.

Mô hình sản xuất của HTX đã được đánh giá là đạt giá trị cao trên “từng đơn vị sản phẩm”, đồng thời là hướng sản xuất ổn định, lâu dài cho các thành viên và người dân.

Như Yến
http://thoibaokinhdoanh.vn

 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập353
  • Hôm nay45,717
  • Tháng hiện tại750,830
  • Tổng lượt truy cập90,814,223
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây