Trong 126 xã còn lại có 88 xã đạt và cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí, 38 xã đạt và cơ bản đạt 10-14 tiêu chí. Dự kiến đến hết năm 2017 có 285 xã đạt chuẩn NTM tăng 30 xã so với năm 2016 vượt kế hoạch đề ra.
Thực hiện mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của dân cư nông thôn”, công tác phát triển hạ tầng kinh tế xã hội cho khu vực nông thôn đã được triển khai thực hiện. Trong đó chú trọng việc triển khai thực hiện cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, về hạ tầng giao thông đến nay đã có 351 xã đạt và cơ bản đạt, tăng 6 xã so với quý I/2017; về thủy lợi, Hà Nội hiện có 358 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí, tăng 13 xã so với quý I/2017; còn 28 xã chưa đạt; về điện, hiện đã có 383 xã đạt và cơ bản đạt và chỉ còn 3 xã chưa đạt; 313 trường học tại các xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí, giảm 6 xã so với quý I/2017; còn 73 xã chưa đạt (do huyện Chương Mỹ thẩm định lại tiêu chí này); về cơ sở vật chất văn hóa tại khu vực nông thôn, Hà Nội có 356 xã đạt và cơ bản đạt, tăng 5 xã so với quý I/2017; còn 30 xã chưa đạt.
Hà Nội hiện có 352 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, tăng 2 xã so với quý I/2017; còn 34 xã chưa đạt. Về thông tin và truyền thông, tiếp tục duy trì 386 xã đạt và cơ bản đạt. Nhà ở dân cư có 385 xã đạt và cơ bản đạt; chỉ còn 1 xã chưa đạt là xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ.
Đã có 56 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao
Trong chương trình xây dựng NTM, cùng với việc phát triển hạ tầng, trong năm nay, Hà Nội cũng tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân tại khu vực nông thôn.
Trong 9 tháng đầu năm nay, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển nông nghiệp theo vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao đã được triển khai tích cực tại Hà Nội. Đến nay, đã có 56 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, trong đó các địa phương có nhiều mô hình như: Đông Anh có 10 mô hình; Sóc Sơn có 8 mô hình; Thanh Oai có 7 mô hình; Thanh Trì có 6 mô hình; Quốc Oai có 5 mô hình; Đan Phượng có 3 mô hình; các huyện Ba Vì, Gia Lâm, Hoài Đức, Thạch Thất có 2 mô hình,...
Trên địa bàn Thành phố hiện có 1.318 Hợp tác xã (HTX) đã thực hiện tổ chức lại (chuyển đổi) theo Luật Hợp tác xã năm 2012, đạt 89% (trong đó có 886 HTX nông nghiệp, 432 HTX phi nông nghiệp).
Thực hiện Thông tư số 171/2014/TT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế tài chính hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia, đến nay có 8 HTX trên địa bàn thành phố đã được hỗ trợ kinh phí thuê gian hàng tham gia hội trợ triển lãm giới thiệu sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương chủ trì tổ chức với tổng kinh phí được hỗ trợ là 84 triệu đồng; 5 HTX công bố nhãn hiệu tập thể sản phẩm cam, nhãn,... được hỗ trợ 500 triệu đồng.
Thực hiện hỗ trợ các HTX theo các chương trình ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông (hỗ trợ đưa giống mới, công nghệ sinh học, bảo quản và chế biến nông sản, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất rau an toàn, hoa, cây cảnh, xây dựng nhà lưới, kho lạnh), đến nay có 205 HTX được hỗ trợ với tổng kinh phí là 12,9 tỷ đồng để đầu tư mua máy làm đất, máy thu hoạch, máy cấy, máy phun thuốc trừ sâu, làm mô hình nhà lưới,...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ; đến nay có 6 HTX được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố Hà Nội, 74 HTX nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển HTX, mức lãi suất 6,3%/năm, với tổng mức vốn vay trên 63.150 triệu đồng để đầu tư đầu tư ứng dụng công nghệ sản xuất bảo quản nông sản, hoa, phát triển chăn nuôi bò sữa nuôi gà, ngan, vịt, lợn siêu nạc.
Bên cạnh đó, công tác bảo tồn và phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống được chú trọng triển khai. Tính đến nay thành phố Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 60% tổng số làng với 47 nghề trong tổng số 52 nghề trên toàn quốc. Trong đó gốm sứ, dệt may, da giầy, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc đá quý, kim hoàn,... là những ngành nghề phát triển mạnh.
Theo Minh An /Báo Chính Phủ.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã