Học tập đạo đức HCM

Hiến đất xây dựng nông thôn mới

Chủ nhật - 01/06/2014 21:43
Ở miền núi, có những nơi mặc dù thiếu đất, nhưng nhiều gia đình vẫn sẵn sàng cắt đất ở, đất sản xuất cho địa phương làm những công trình phúc lợi công cộng, để bộ mặt thôn, bản mình khang trang hơn.
Anh Đinh Ken (trưởng thôn Làng Bờ, xã Kông Lơng Khơng, huyện K’bang, Gia Lai) là 1 trong 50 cá nhân được nhận bằng khen tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. 



Thành tích của anh Đinh Ken: Vừa vận động bà con Ba Na trong làng góp công, góp sức; vừa hiến 1000m2 đất của gia đình để làm đường. Con đường ấy chủ yếu để bà con vận chuyển mía. Năm ngoái, 88 nhà trồng mía đồng lòng góp tiền làm đường, quy theo số hecta mía mà nhà đó có. Cứ có 1ha mía thì góp 800 ngàn đồng để làm đường vận chuyển. Ngày chưa làm đường, vào Làng Bờ phải qua 3 con suối nên chẳng ô tô nào vào được, xe máy đi còn khó. Có đường, ô tô vào tận vườn mía. Bà con đỡ công vận chuyển, mía lại bán được giá cao hơn. Thương lái cũng không còn cớ để ép giá. Anh Đinh Ken tính, trồng mía, bình quân người Làng Bờ thu nhập 19 triệu đồng/năm.


Chị Lồ Thị Liên, dân tộc Bố Y, (ở xã Thanh Bình, Mường Khương, Lào Cai) hiến 400 mét vuông đất mở đường liên thôn. Hỏi có tiếc không, chị Liên đáp tức thì: “Không tiếc, không tiếc đâu, có đường đi thuận tiện, đẹp đẽ thì tiếc gì nữa? Không phải mỗi nhà mình có đường thuận tiện để đi, mà bà con ai cũng được đi. Vui lắm!”.





Đường bê tông – niềm mơ ước của người vùng cao Hà Giang. Ảnh: Hoàng Nguyên




Hay anh Lý Chòi Quyên, (ở thôn Phìn Hồ, Thông Nguyên, Hoàng Su Phì, Hà Giang) hiến 500m2 đất ruộng ở ngay trung tâm thôn để xây dựng nhà văn hoá. Ông Nguyễn Minh Tiến, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang khẳng định: ở miền núi như Hà Giang, nhiều nơi vẫn còn thiếu đất sản xuất thì chuyện người dân hiến vài trăm mét vuông đất là điều đáng quý. Thế mà, có hộ hiến đến 1.150 mét vuông đất. 



Tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều cá nhân điển hình là người dân tộc thiểu số, sinh sống ở vùng khó khăn, được nhận bằng khen của Chính phủ, như: Ông Giàng A Tủa (ở xã Bản Bo, Tam Đường, Lai Châu), ông Giàng Seo Cấu (ở xã Thải Giàng Phố, Bắc Hà, Lào Cai), ông Hoàng Trung Tự (ở xã Khuôn Lùng, Xín Mần, Hà Giang), ông Triệu Văn Lâm (ở xã Giã Bả, Chợ Đồn, Bắc Kạn), ông A Lăng Búi (ở xã A Nông, Tây Giang, Quảng Nam)...
 

Hà Thảo/VOV4
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập442
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm441
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,958
  • Tổng lượt truy cập90,867,351
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây