Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả bước đầu từ “Dự án liên kết chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo”

Thứ ba - 13/08/2013 03:24
Những năm gần đây, đời sống kinh tế của bà con trồng lúa gặp nhiều khó khăn. Giá lúa gạo luôn ở mức thấp, trong khi đó các khoản chi phí để đầu tư sản xuất như: phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), bơm tưới... liên tục tăng. Cái vòng lẩn quẩn “được mùa mất giá” luôn là nỗi ám ảnh của nhiều nhà nông.

Xuất phát từ thực tế sản xuất của nông dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) Tiến Cường, xã Phú Cường, huyện Tam Nông và Công ty Bayer Việt Nam, Công ty Lương thực Đồng Tháp triển khai thực hiện “Dự án liên kết chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo” trong vụ hè thu năm 2013 trên diện tích gần 400ha. Giống lúa sử dụng trong mô hình là OM 6979, Nàng Hoa. Dự án bước đầu gặt hái được nhiều kết quả khả quan.

Để dự án liên kết chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo được thành công, yếu tố quan trọng quyết định đó là sự kết hợp hài hòa và chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông. Tham gia dự án, nông dân được Chi Cục Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật theo qui trình VietGap nhằm giảm thiểu phí đầu vào, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận canh tác. Từ các lớp tập huấn, nông dân và nhà khoa học có cơ hội cùng nhau thảo luận. Qua đó, đưa ra những biện pháp phòng trừ dịch hại tối ưu và kỹ thuật sản xuất khoa học, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người trồng lúa. T

ham gia dự án, Công ty Bayer Việt Nam đầu tư ứng trước thuốc BVTV cho 104ha, với giá phân phối cho đại lí cấp 1, không tính lãi trong 4 tháng cho nông dân. Công ty Lương thực Đồng Tháp ký kết hợp đồng thu mua 1.100 tấn lúa tươi tại ruộng cho bà con với giá 4.500 đồng/kg, cao hơn 200 đồng so với giá lúa ngoài thị trường. Mặc dù, giá lúa của vụ hè thu năm nay giảm mạnh gây không ít tổn thất cho nhà nông, nhưng với bà con xã viên ở HTXNN Tiến Cường, vụ mùa năm nay là một bước ngoặt mới trong quá trình thay đổi tập quán canh tác, nâng cao lợi nhuận kinh tế trong sản xuất.

Chia sẻ về quá trình tham gia chuỗi liên kết, anh Âu Văn Hùng - nông dân ở ấp B, xã Phú Cường tâm sự: “Tôi rất phấn khởi khi được Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ, giải quyết những khó khăn hiện tại của người nông dân thông qua chuỗi dự án liên kết này. Hiệu quả rõ rệt nhất ở mô hình này là giúp nông dân giảm được chi phí trong sản xuất, tiết kiệm thời gian và công chăm sóc. Bên cạnh đó, bà con rất phấn khởi khi được doanh nghiệp kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn ngoài thị trường. Tôi hi vọng dự án này sẽ tiếp tục phát triển để nông dân chúng tôi yên tâm bám ruộng, phát triển kinh tế từ cây lúa, hạt gạo”.

Theo nhận định của bà con nông dân, do thực hiện nghiêm túc các qui tắc như: “4 đúng”, “1 phải 5 giảm”... nên chi phí vật tư giảm xuống rất nhiều, chất lượng hạt gạo được tăng lên, hạt lúa sáng mẩy, chắc... Theo kết quả khảo sát dự án của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, trung bình 1ha sản xuất theo qui trình của này, bà con lãi trên 7,8 triệu đồng, tăng hơn 4,3 triệu đồng so với 1ha lúa sản xuất thông thường. Đây là điểm thu hút nhiều nông dân tiếp tục tham gia mô hình.

Tuy nhiên, là dự án còn khá mới mẻ với bà con nông dân ở vùng sâu như xã Phú Cường, nên trong tiến trình thực hiện dự án, Ban điều hành dự án cũng gặp một số khó khăn như: nông dân tham gia tập huấn còn ít, bà con chưa quan tâm đến việc ghi chép sổ tay để hạch toán kết quả sản xuất và chưa thường xuyên tham gia cùng tổ kỹ thuật thăm đồng hàng tuần; công tác tổ chức trong giai đoạn đầu còn cập rập, danh sách nông dân thay đổi liên tục nên khâu nhận thuốc BVTV trễ, ảnh hưởng đến việc xử lý giống ban đầu.

Với quyết tâm khắc phục khó khăn, Ban chủ nhiệm của HTX Tiến Cường đã kịp thời kết nối thông tin, giải thích cặn kẽ những thắc mắc của nông dân về các chính sách hỗ trợ - đầu tư của Nhà nước, doanh nghiệp. Vì vậy, HTX đã tạo được niềm tin trong nông dân, làm tốt được vai trò là cầu nối gắn kết giữa nông dân - doanh nghiệp - nhà khoa học trong chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo.

Ông Nguyễn Văn Thông - Phó Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông huyện Tam Nông nhận định: “Dự án liên kết chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao cần được phát huy và nhân rộng. Trong vụ đông xuân tới, theo nguyện vọng của nông dân, huyện sẽ triển khai mở rộng diện tích liên kết ở các xã: Phú Thành A, An Hòa, thị trấn Tràm Chim... Trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, kêu gọi nhiều nguồn đầu tư từ phía doanh nghiệp để chuỗi liên kết đạt được hiệu quả tối ưu nhất, có lợi cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp, góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững”.

Theo Đồng Tháp Online

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập124
  • Hôm nay27,174
  • Tháng hiện tại894,685
  • Tổng lượt truy cập90,958,078
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây