Hội thảo thu hút hơn 100 nông dân chuyên sản xuất lúa trong tỉnh Hậu Giang tham dự.
Mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn hiệu quả to lớn về môi trường và xã hội |
Dự án xây dựng và nhân rộng mô hình giảm lượng hạt giống gieo sạ trong sản xuất lúa tại ĐBSCL và Nam Trung bộ do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cấp kinh phí, Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang triển khai thực hiện trong 2 năm, 4 vụ liên tiếp (huyện Long Mỹ vụ hè thu và thu đông 2017, huyện Vị Thủy đông xuân và hè thu 2018). Tại Vị Thủy, vụ ĐX có 29 hộ nông dân xã Vị Bình tham gia với diện tích 30 ha, sử dụng phương pháp sạ hàng, giống lúa Đài Thơm 8 và OM 5451, lượng giống gieo sạ 80 kg/ha, giảm khoảng 60% so với sạ lang ngoài mô hình. Nông dân tham gia mô hình được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ 100% giống và 30% vật tư phân bón, thuốc BVTV.
Hiện lúa trong mô hình đã vào giai đoạn chín, chuẩn bị cho thu hoạch, theo đánh giá, số bông/m2 trong và ngoài mô hình tương ứng là 545 và 652, số hạt chắc/bông 70 và 58, năng suất ước đạt 9,53 và 9,45 tấn/ha.
Ông Bành Đức Tín, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang đánh giá: “Đến thời điểm này có thể khẳng định mô hình đã đạt mục đích yêu cầu để ra, tạo sự khác biệt rất lớn về hiệu quả kinh tế, môi trường… Mô hình ngoài giảm được lượng giống gieo sạ, còn giảm lượng phân bón, giảm 2-3 lần phun thuốc BVTV nên chi phí đầu tư giảm 3,8 triệu đồng/ha. Hiệu quả kinh tế giúp nông dân tăng thêm thu nhập so với đối chứng là 4,2 triệu đồng/ha; giúp nông dân thay đổi tập quán cũ, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới, giảm chi phí, tăng năng suất và chất lượng nông sản; môi trường sinh thái động ruộng, hệ động thực vật bước đầu được bảo vệ, đảm bảo sức khỏe người trồng lúa…”
Mô hình sử dụng phân lân nung chảy trên cây lúa do Cty CP Phân lân Ninh Bình phối hợp với Chi cục Trồng trọt – BVTV Hậu Giang thực hiện, cũng tại ấp 2, xã Vị Bình. Mô hình áp dụng sạ hàng, sử dụng 500 kg phân lân nung chảy Ninh Bình bón lót ngay từ đầu vụ, suốt quá trình canh tác chỉ bón thêm phân đạm và kali. Cây lúa phát triển, sinh trưởng tốt ngay từ đầu vụ, giảm sâu bệnh, hiện lúa đã sát ngày thu hoạch nhưng lá đòng vẫn xanh và đứng thẳng, trong khi ruộng đối chứng lá đòng vàng, cháy khô đầu lá. Năng suất lúa trong mô hình ước đạt 8,87 tấn/ha so với đối chứng là 8,72 tấn/ha, giúp nông dân tăng thêm lợi nhuận hơn 2 triệu đồng/ha.
Mô hình sử dụng phân lân nung chảy Ninh Bình trên cây lúa đạt hiệu quả cao |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã