Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả những mô hình “khuyến nông tự nguyện”

Thứ ba - 16/08/2016 11:22
Mô hình đặt tại ruộng, vườn của nông dân và do nông dân thực hiện, khuyến nông viên chỉ là người hướng dẫn; kỹ thuật được trình diễn đơn giản, phù hợp với khả năng áp dụng của đại đa số nông dân trong vùng. Đó là cách làm của Trạm Khuyến nông huyện Thuận Châu trong việc xây dựng mô hình khuyến nông tự nguyện để trình diễn
Hiện nay, tỉnh ta đang tập trung cao cho đầu tư phát triển các loại hình kinh tế, tuy nhiên do nguồn vốn của Nhà nước còn hạn chế, trong khi nhu cầu phát triển sản xuất theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, Trạm Khuyến nông huyện đã xác định tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ nông dân xây dựng mô hình tự nguyện, góp phần đẩy nhanh việc mở rộng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Đây là một trong số 47 mô hình khuyến nông tự nguyện đã được Trạm khuyến nông huyện Thuận Châu, hướng dẫn nông dân xây dựng và đưa vào hoạt động khá thành công trong thời gian qua.
Đối với gia đình chị gia đình Quàng Thị Tâm ở bản Chộ, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La. Trước đây, với diện tích 600 m2 ruộng, gia đình chị chỉ canh tác 1 vụ, nguồn thu nhập hạn chế. Từ khi được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện tư vấn, hướng dẫn thực hiện mô hình khuyến nông tự nguyện, gia đình chị đã đầu tư chuyển đổi sang mô hình trồng giống ngô nếp bóng địa phương và một số loại lạc, đậu đỗ các loại. Thời điểm đầu vụ, ngô luộc được giá với 4.000 đồng/ bắp, vào chính vụ có giá 10.000đồng/3 bắp ngô. Vụ ngô này gia đình chị đã thu hoạch được 4 tạ ngô bắp non. Nhờ đó, cuộc sống của gia đình chị đã có một nguồn thu nhập đáng kể, mà không ảnh hưởng đến sản xuất vụ rau. Ngoài ra, trồng ngô còn là cây lương thực xóa đói giảm nghèo của bà con nông dân, đảm bảo an ninh lương thực. Bên cạnh đó, còn tận dụng toàn bộ cây ngô phục vụ cho chăn nuôi đại gia súc, gia cầm.
Hay như mô hình trồng bí xanh, bí  đỏ, được triển khai tại 2 xã Bon Phặng và xã Mường É với quy mô 3 ha. Trồng bí, tốn ít công lao động và chi phí nhưng đem lại lợi nhuận cao. Điều cơ bản không chỉ góp phần nâng cao đời sống của người dân mà còn làm chuyển đổi nhận thức của bà con về chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đưa những cây trồng có giá trị cao vào sản xuất. Đó là những kết quả đạt được mà bà con nông dân học được và áp dụng mô hình khuyến nông tự nguyện.
Điển hình như gia đình chị Lường Thị May ở bản Tát, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu với 2.000m2 đất, vụ trước cho thu nhập thấp. Vụ xuân năm nay được sự tuyên truyền của cán bộ khuyến nông, gia đình chị đã chuyển đổi 1.500 m2  đất sang trồng bí đỏ, bí xanh, đem lại nguồn thu nhập tương đối ổn định,
Bà Lường Thị May, bản Tát, xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La: “Những năm trước đây gia đình tôi  trên diện tích đất này chỉ trồng ngô . Năm nay được sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông huyện, xã về chuyển đổi cơ cấu cây trồng  gia đình tôi đã mạnh dạn đầu tư  sang trồng bí đỏ, bí xanh bước đầu cũng đã mang lại hiệu quả hơn so với trồng ngô.
Qua thực tế hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho người nông dân cho thấy xây dựng mô hình trình diễn là phương pháp chủ đạo để chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; mô hình trình diễn chứng minh lợi ích và tính khả thi của việc áp dụng các bước trong quy trình kỹ thuật để người dân học tập và triển khai vào thực tế mảnh đất của mình.
Chính vì vậy, thời gian qua, Trạm Khuyến nông Thuận Châu luôn chú trọng triển khai xây dựng các mô hình trình diễn, 7 tháng đầu năm, đã thực hiện được 47 mô hình khuyến nông tự nguyện, góp phần chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người nông dân, đặc biệt quan tâm xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông tự nguyện. Từ đó, nhiều hộ đã mạnh dạn áp dụng và nhân rộng các mô hình giúp tăng năng suất, chất lượng hàng hóa nông sản; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác và tận dụng được thế mạnh của địa phương, góp phần nâng cao đời sống của bà con.
Các mô hình khuyến nông tự nguyện đều đảm bảo yêu cầu: mô hình đặt tại ruộng, vườn của nông dân và do nông dân thực hiện, khuyến nông viên chỉ là người hướng dẫn; kỹ thuật được trình diễn đơn giản, phù hợp với khả năng áp dụng của đại đa số nông dân trong vùng.  Trong xây dựng mô hình khuyến nông tự nguyện việc xác định loại mô hình cần ưu tiên được đặc biệt chú trọng, là những mô hình mà người nông dân sản xuất hàng ngày, như: Mô hình thâm canh lúa cải tiến áp dụng biện pháp kỹ thuật theo SRI. Xây dựng mô hình tăng vụ, đưa cây màu xuống ruộng 1 vụ lúa mùa; thâm canh cây vụ xuân, cải tạo vườn tạp, chủ yếu là ghép cải tạo nhãn... Áp dụng biện pháp thâm canh tổng hợp cây cà phê.
Từ thực tế triển khai, đã xây dựng được nhiều mô hình khuyến nông tự nguyện đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên thực tế đã có nhiều mô hình cho hiệu quả kinh tế, được bà con nhân diện rộng như: Mô hình thâm canh lúa theo phương pháp SRI  tại các xã trồng lúa bằng phương pháp cải tiến SRI tại các xã: Muổi Nọi, Phổng Lăng, Chiềng La, Chiềng Ngàm,  Bon Phặng . Mô hình cấy lúa theo phương pháp SRI nhằm thay đổi tập quán canh tác truyền thống, giảm các chi phí về giống, phân bón thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, phù hợp với thổ nhưỡng, có năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo sự phấn khởi trong nhân dân. Với những hiệu quả thiết thực mà chương trình SRI mang lại, với các nguyên tắc đơn giản, dễ thực hiện như cấy mạ non, cấy thưa, cấy một dảng, điều tiết nước hợp lý, làm cỏ sục bùn và tăng cường sử dụng phân hữu cơ đã tạo điều kiện cho cấy lúa sinh trưởng phát triển tốt, tăng năng suất, giảm sâu bệnh. Đặc biệt, mô hình thâm canh lúa theo phương pháp SRI đã đem lại hiệu quả năng suất vượt trội, lợi nhuận tăng so với phương pháp sản xuất truyền thống.
Việc áp dụng và thực hiện các mô hình tự nguyện đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu, tiêu biểu như hộ bà Lưu Thị Mịch ở bản Kiến Xương, xã Phổng Lái được khuyến nông viên hướng dẫn trồng thí điểm ngô dày để lấy thức ăn cho bò. Hiện nay gia đinh chị phát triển lên 6 con bò sinh sản  
Bà Lưu Thị Mịch, Bản Kiến Xương, xã Phổng Lái, Thuận Châu Sơn La: Mấy năm trước gia đình tôi trồng cỏ voi cho bò ăn nhưng không năng suất lắm hiệu quả không bằng  trông ngô dày khi ngô lên bắp chúng tôi  đem về thái cho bò ăn thấy hiệu quả hơn chất lượng hơn cỏ voi . Nên là trong năm nay vẫn tiếp tục trồng ngô dày để làm thức ăn cho trâu, bò….
Còn với gia đình anh Sáng ở bản Pom Mé, xã Mường É đã chuyển đổi đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cỏ voi VAO6 với diện tích 1,5ha, nuôi 33 con bò cho thu nhập hàng năm 120 triệu đồng,  Ngoài ra trồng cỏ voi để  cung cấp đủ thức ăn cho bò gia đình anh con có cỏ voi bán và cung cấp giống cỏ cho các hô dân vùng lân cận    
Ông Lò Văn Sáng-Bản Pom Mé, xã Mường É, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La :“chăn nuôi đạt hiệu quả cao, chúng ta phải cho bò ăn đầy đủ chất dinh dưỡng mùa hè cho ăn cỏ, nếu có điều kiện cho ăn cám gạo, bột ngô, tiêm phòng định kỳ hàng năm tiêm 2 lần tụ huyết trùng và lở mồn long móng  để cho bò phát triển tốt. Mùa đông chuồng trại ấm áp, có thức ăn tinh cho bò
Các mô hình khuyến nông tự nguyện  được triển khai trên địa bàn huyện Thuận  Châu đã góp phần không nhỏ trong việc giúp người dân thay đổi dần tập quán canh tác truyền thống, có cơ hôi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao nhận thức và trình độ trong  canh tác, chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai, việc xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông tại cơ sở vẫn gặp không ít những khó khăn
Ông Vì Văn Thanh- Khuyến nông viên xã Bon Phặng, huyện Thuận Châu, Sơn La…. Trước đây , người dân quen với các dự án  có sự hỗ trợ về tiền, phân bón của  các chương trình dự án khi mà xây dựng các mô hình tự nguyện  người nông dân phải bỏ ra 100% vốn để xây dựng mô hình khi chúng tôi triển khai rất là khó vì ……  
Trên cơ sở đẩy mạnh các mô hình, hoạt động khuyến nông đã không chỉ góp phần thay đổi cách nghĩ, thói quen sản xuất mà còn giúp người nông dân có điều kiện thuận lợi để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tăng thêm thu nhập và nâng cao đời sống của người sản xuất.
Kỹ sư Quàng Thị Phượng, Phó trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Thuận Châu, Sơn La:  Trong thời gian tới Trạm khuyến nông sẽ tiếp tục tuyến truyền vận động  cũng như là lựa chọn những mô hình  có hiệu quả cũng như là có khả năng ứng dụng được trong sản xuất cho người dân . và tất cả các mô hình tự nguyện triển khai chúng tôi đều yêu cầu các khuyến nông viên có kế hoạch triển khai, sau khi triển khai xong tất cả các mô hình đầu được hội thảo 
Với phương châm “Chỉ hỗ trợ, không làm thay cho người dân”, Trạm Khuyến nông Thuận Châu đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên giàu có, góp phần quan trọng trong công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phương, nhờ mô hình sản xuất mới đúng như cách nói: cho bà con chiếc cần câu sẽ tốt hơn là cho con cá.
Xây dựng các mô hình khuyến nông tự nguyện ở huyện Thuận Châu, như hiện nay, cho dù chưa có tổng kết hay đánh giá một cách đầy đủ hơn. Song từ thực tiễn áp dụng thực hiện đã cho thấy: Cơ bản các mô hình khuyến nông tự nguyện đã  giúp nhiều người dân sản xuất ổn định, những sản phẩm hàng hóa nông sản đã đem lại nguồn lợi cho bà con và đặc biệt là đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trong tỉnh được tiếp cận với các mô hình sản xuất hiệu quả, từ đó đã giúp bà con thực hiện xóa đói giảm nghèo được nhanh chóng hơn.

Theo Sơn La

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập273
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,796
  • Tổng lượt truy cập90,868,189
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây