Không bằng lòng với kết quả đó, hiện địa phương này đang tiếp tục huy động các nguồn lực để tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí.
Làng xã văn minh
Đến Hòa Ninh những ngày này, có thể cảm nhận rõ những đổi thay ở làng quê nơi đây. Những tuyến đường thôn xóm, liên xã đã được đổ bê tông rộng rãi. Các công trình phúc lợi, trường học được xây dựng khang trang, khuôn viên nhà cửa chỉnh trang sạch đẹp.
Ông Lê Đức Thương - Chủ tịch UBND xã cho biết: “Mỹ Sơn và An Sơn là hai điểm sáng ở Hòa Ninh về xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, với 12/12 tiêu chí đã đạt. Diện mạo NTM ở Mỹ Sơn và An Sơn ngày càng thay đổi, nhiều ngôi nhà được xây dựng mới, tường rào, cổng ngõ được cải tạo, cảnh quan xanh – sạch – đẹp hiện diện khắp các ngõ, xóm”.
Ông Nguyễn Nhường – Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn An Sơn cho biết: “Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, thời gian qua, bà con đã đóng góp hàng ngàn ngày công để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh như sân vận động, nhà văn hóa, đường giao thông, trồng hoa ven đường… Nhờ đó, đường sá trong thôn được bê tông hóa sạch đẹp, kênh mương nội đồng được kiên cố hóa; hệ thống điện, đường, cơ sở vật chất văn hóa thôn ngày càng hoàn thiện”.
Hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa
Theo ông Thương, ngoài việc chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, để nâng cao đời sống người dân, thời gian qua, xã Hòa Ninh đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi; khuyến khích người dân phát triển ngành nghề dịch vụ. Nhiều hộ đã chủ động đổi mới tư duy, năng động hơn trong phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo.
Đặc biệt, trên địa bàn xã đã hình thành nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như: sản xuất lúa giống HT1, NX30, XI23 tại thôn Hòa Trung, Thôn Một, Trung Nghĩa, năng suất đạt 62 tạ/ha; trồng rau công nghệ cao, hay mô hình trồng bưởi da xanh tại các thôn Đông Sơn, Trung Nghĩa, An Sơn với diện tích 17ha, 125 hộ tham gia. Năm 2017, thu nhập bình quân của xã đạt 41,8 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,4%.
“Cho hiệu quả kinh tế cao phải kể đến mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của ông Nguyễn Mạnh Thắng, ở thôn Trung Nghĩa, với diện tích 20.000m2, chủ yếu trồng các loại rau như cải cay, cải ngọt, rau muống, xà lách, khổ qua, dưa leo, bầu, ớt Nhật, ớt Đà Lạt… mỗi năm cung ứng cho thị trường hơn 500 tấn rau các loại. Sau khi trừ chi phí, ông Thắng lãi 300 triệu đồng/năm” - ông Thương cho hay.
Thời gian tới, Hòa Ninh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức làm cho nhân dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vai trò chủ thể của mình trong xây dựng NTM theo phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”, tránh sự trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khuyến khích người dân phát triển nền nông nghiệp theo hướng hàng hóa, sạch để nâng cao thu nhập.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã