Học tập đạo đức HCM

Hợp tác xã rau an toàn

Thứ tư - 18/03/2015 20:29
Phước Hậu là xã tập trung nhiều hợp tác xã (HTX) sản xuất (SX) rau an toàn (RAT) của huyện Cần Giuộc - Long An.

 

Sơ chế tại HTX RAT Phước Thịnh

 

Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn 2 năm, nhưng chính cung cách làm ăn uy tín, hiệu quả HTX SX RAT Phước Thịnh đã đem đến sự hài lòng, tạo niềm tin cho các xã viên, góp phần cải thiện đời sống nông dân.

HTX SX RAT Phước Thịnh được thành lập trên tiền thân là Cty rau Dũng Thắm. Chủ nhiệm HTX, anh Đặng Duy Dũng và vợ vốn là thợ cắt tóc.

Những năm gần đây, anh nhận thấy trên địa bàn xã mình phát triển mạnh trồng rau màu nhưng lợi nhuận mà người nông dân thu lại không bao nhiêu do phải bán qua thương lái. Đồng thời, bản thân anh cảm thấy có niềm đam mê nên muốn thử sức ở lĩnh vực này. Từ đó, anh vận động nông dân và người thân giúp đỡ thành lập Cty. Bên cạnh đó, bản thân anh tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm quản lý và HTX được thành lập vào tháng 3/2012.

Anh Dũng cho biết: Ban đầu thành lập với nhiều khó khăn nhưng nhờ có nguồn rau tại địa phương cùng với sự hỗ trợ của Hội Nông dân xã, Liên minh HTX tỉnh đã tạo điều kiện cho tôi tập huấn kỹ thuật, vốn, máy móc…

HTX có 9 xã viên và 15 công nhân sơ chế. Trụ sở HTX nằm ngay trên đường tỉnh 835B vừa được trải nhựa, đây là thế mạnh giúp HTX có điều kiện vận chuyển rau dễ dàng và thu hút được các đầu mối tiêu thụ.

Hiện nay, mỗi ngày HTX tiêu thụ từ 1 - 1,5 tấn rau thành phẩm của các xã viên và 40 - 50 người dân trong xã. HTX buôn bán RAT cho các Cty, xí nghiệp ở TP.HCM, trong đó có chợ An Đông, Siêu thị CoopMart Long An. Đôi lúc, có nhiều đơn đặt hàng, sản lượng rau nhiều hơn. Ngoài ra mỗi ngày, HTX có nhận sơ chế, gia công thêm 200 kg rau của HTX Phước Hiệp.

Để có thể đem đến lợi ích cho nông dân và các xã viên, HTX định hướng cho các xã viên nên trồng rau theo chủng loại; quy hoạch mỗi xã viên trồng các loại rau để hạn chế tình trạng thừa hoặc thiếu các loại rau dẫn đến giá cả bấp bênh. HTX thu mua tất cả loại rau màu, chủ yếu 20 chủng loại.

"Khó khăn lớn nhất của các HTX này là đầu ra không ổn định, giá cả bấp bênh phụ thuộc vào thương lái… Để khắc phục hạn chế đó, Phòng NN-PTNT kết hợp với Liên minh HTX, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị hiệp thương để xúc tiến việc thành lập Liên hiệp HTX RAT của huyện", ông Đôn chia sẻ.

Bà Trần Thị Mười, Tổ trưởng Tổ sơ chế rau chia sẻ, trước đây chồng bà qua đời sớm để lại 3 người con. Một mình bà phải làm lụng để nuôi các con ăn học. Có thời gian bà làm công nhân cho Cty ở TP.HCM. Cuộc sống không ổn định lại không có điều kiện chăm sóc các con nên bà về quê trồng rau sinh sống.

Với diện tích 0,5 ha, bà trồng nhiều chủng loại rau và bán cho thương lái nên bị ép giá. Từ khi bán cho HTX Phước Thịnh, rau của bà được thu mua cao hơn thị trường từ 500 - 900 đồng/kg. Không chỉ vậy, giá cả này ổn định nên bà rất yên tâm. Nhờ đó, cuộc sống gia đình bà dần ổn định.

Mỗi năm, bà thu được 40 - 50 triệu tiền rau màu. Ba người con của bà, một người đã tốt nghiệp đại học và có việc làm ổn định. Người thứ hai đang theo học đại học, còn lại người con út đang học phổ thông.

Đến thời điểm này, HTX Phước Thịnh đang hoàn thiện nhà sơ chế 100 m2. Đồng thời, HTX đang mở rộng mặt bằng và HTX sẽ tìm kiếm thêm đầu mối tiêu thụ, xây dựng thị trường ổn định, tiến đến dần hoàn thiện các tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Đồng Quang Đôn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho biết, Cần Giuộc là địa phương được UBND tỉnh quy hoạh diện tích trồng RAT nhiều nhất trong tỉnh. Hiện nay, toàn huyện có trên 1.800 ha rau các loại với cây chủ lực là rau ăn lá, rau ăn trái, rau gia vị và rau nấu nước mát.

Toàn huyện có 22 tổ SX và 7 HTX trong lĩnh vực trồng RAT, 739 nông dân tham gia trồng rau với diện tích 314 ha. Đã có 6 cơ sở được cấp giấy chứng nhận theo quy định gồm HTX Phước Hiệp, Phước Thịnh, Tân Kim, Tân Vạn Hưng, Hoàng Mỹ và tổ RAT Hưng Phát xã Phước Hậu.

 

Theo NNVN


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập381
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm375
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại833,069
  • Tổng lượt truy cập90,896,462
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây