Học tập đạo đức HCM

Khi nhà nông làm giàu

Thứ tư - 16/08/2017 11:45
Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi (SXKDG), nhiều mô hình làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương đã xuất hiện tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam

 

 
Mô hình “xen canh gối vụ” trên đất màu áp dụng thành công tại vùng Gò Nổi

Lan tỏa một phong trào

Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn –  ông Trần Úc có lần chia sẻ rằng, Điện Bàn tuy xác định hướng đi lên huyện công nghiệp, nhưng kinh tế nông nghiệp luôn đóng vai trò rất quan trọng. Điện Bàn được công nhận đạt chuẩn tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2015 là minh chứng sống động. Và cuối năm 2016,  13/13 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới. Để gặt hái thành quả đó, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị ở địa phương đã được phát huy tối đa, nhất là vai trò chủ thể của người dân.

Riêng trên lĩnh vực nông nghiệp, thành công kế tiếp của phong trào nông dân thi đua SXKDG, giai đoạn 2014 – 2017 đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thị xã. Điểm mới của phong trào là đã xuất hiện một số mô hình kinh tế tiêu biểu, biết đầu tư sản xuất theo hướng chuyên canh, gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Nhiều cá nhân điển hình trong SXKDG, tích cực chuyển đổi quy mô, hình thức tổ chức phát triển ngành nghề, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thống kê của ngành chuyên môn cho biết, Điện Bàn hiện có gần 1.000ha đất lúa được quy hoạch, chỉnh trang, dồn điền đổi thửa. Điều đó tạo thuận lợi để chuyển giao các biện pháp thâm canh kỹ thuật, theo quy trình “3 giảm, 3 tăng”, gắn ứng dụng công cụ sạ hàng, cơ giới hóa các khâu trong sản xuất và thu hoạch. Chương trình thủy lợi hóa đất màu đã tăng hệ số sử dụng đất lên 2 – 3 lần. Một số vùng chuyên canh cây bắp lai, bắp ngọt, cây ớt, đậu các loại được nông dân áp dụng cơ giới hóa trong gieo, tỉa hạt và thu hoạch; đồng thời ứng dụng tốt các quy trình kỹ thuật – quản lý và phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nên năng suất đều tăng.

Tại 3 xã vùng Gò Nổi là Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong, giá trị kinh tế vùng chuyên canh hàng năm đạt 100 – 150 triệu đồng/ha. “Từ phong trào thi đua SXKDG, nhiều hội viên nông dân đã hăng hái xây dựng những mô hình kinh tế có hiệu quả cao. Mỗi người một hoàn cảnh, cách nghĩ, cách làm khác nhau nhưng tất thảy cùng chung nỗ lực vượt khó, tích cực lao động, nhạy bén với thị trường để làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương” – Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Điện Bàn – ông Nguyễn Văn Thừa nói. Qua tổng kết, tuyên dương khen thưởng ở 20 xã, phường có 9.823 hộ đạt danh hiệu “Nông dân SXKDG” các cấp. Trong đó, cấp cơ sở có 7.720 hộ, cấp thị xã 1.795 hộ, cấp tỉnh 291 hộ và cấp trung ương là 17 hộ.

Nhà nông tiêu biểu

Sáu tháng đầu năm 2017, thị xã Điện Bàn có hơn 1.600ha vườn được cải tạo. Mô hình phát triển kinh tế vườn kết hợp với chăn nuôi, trồng rau củ quả thực phẩm cho giá trị kinh tế 100 – 250 triệu đồng/năm hình thành ngày càng nhiều. Chuyên trồng rau sạch an toàn có thể kể đến hộ Bùi Thanh Cưởng, Lê Văn Cam (phường Điện Ngọc). Cạnh đó, tổ hợp tác trồng măng tây xanh an toàn tại khối Hà My Trung (phường Điện Dương) đã liên kết với doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho thu nhập ổn định.

Ở vùng đông, nhiều hộ chuyên trồng mai, quật cảnh, hoa cúc mang lại doanh thu hàng năm 200 – 500 triệu đồng. Cạnh đó, hàng chục hộ nông dân trồng nấm rơm, nấm sò, nấm tuyết  mở rộng quy mô nhà xưởng, áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật đã đạt hiệu quả kinh tế cao như hộ ông Hồ Đức Thiện (phường Điện Nam Bắc). Đặc biệt, mô hình sản xuất rau an toàn của lão nông Hà Ngọc Phi (xã Điện Minh) thường xuyên giải quyết việc làm cho 10 lao động. Trên diện tích ban đầu chỉ có 400m2 tại thôn Trung Phú 2, lão nông Hà Ngọc Phi dần mở rộng ra hơn 4.000m2 để trồng rau má, cải, xà lách, mồng tơi, ớt… Mỗi ngày, ông cung cấp cho thị trường Đà Nẵng gần 400kg rau cải các loại. Trừ các khoản chi phí, ông thu được hàng trăm triệu đồng/năm. Và nhờ tích góp, ông Hà Ngọc Phi hiện đã mua sắm được phương tiện vận tải, kịp thời vận chuyển sản phẩm để cung ứng nguồn rau an toàn cho bạn hàng trong và ngoài thị xã.

Nông dân Điện Bàn còn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chăn nuôi gia trại như bò lai, heo, gà tập trung theo hướng an toàn dịch bệnh, thu nhập 90 – 150 triệu đồng/năm. Tiêu biểu là  hộ ông Phan Xang (thôn Bến Đền Tây, xã Điện Quang),  những năm qua đã phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp trên diện tích rộng hơn 0,5ha, xây dựng chuồng trại kiên cố, đảm bảo ấm áp về mùa đông, thoáng mát trong mùa hè. Nhờ định kỳ thực hiện tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, đàn bò sinh sản và bò thịt gần hai chục con phát triển tốt. Tận dụng nguồn phân bò, lão nông này áp dụng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây ớt, bắp lai. Diện tích đất dành cho trồng cỏ, trồng ớt, bắp lai đều lắp đặt hệ thống bơm, tưới hợp lý nên sản lượng đảm bảo nhu cầu thức ăn quanh năm cho đàn bò phát triển.

Ông Nguyễn Văn Thừa – Chủ tịch Hội Nông dân thị xã Điện Bàn khẳng định, phong trào nông dân thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững ở thị xã có sức lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp. Từ thực tiễn phong trào, nhiều hộ nông dân giỏi, điển hình tiên tiến xuất hiện ngày càng nhiều. Một số gia đình có điều kiện nâng tầm thành doanh nghiệp, trở lại liên kết với nông dân đầu tư sản xuất và bao tiêu sản phẩm, giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục nông dân tại địa phương; góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và xây dựng nông thôn mới Điện Bàn.

Theo Công Tú/langmoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay47,757
  • Tháng hiện tại752,870
  • Tổng lượt truy cập90,816,263
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây