Toàn tỉnh có 160 hợp tác xã thành lập trước ngày 1/7/2013. Hoạt động theo Luật hợp tác xã năm 2012 gặp khá nhiều khó khăn, trở ngại như khó tiếp cận nguồn vốn vay, nhiều ràng buộc trong mua sắm tài sản, tích tự đất đai, đổi mới cơ chế quản lý, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh... Điều đó dẫn đến việc nhiều hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả.
Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho kế toán hợp tác xã
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng, điều này ảnh hưởng và tác động không tốt đến môi trường kinh doanh và mục tiêu xây dưng nông thôn mới, chỉ tiêu giảm nghèo của tỉnh.
Với điều kiện hiện nay, các hợp tác xã kiểu mới đã bước đầu thoát khỏi những tồn tại yếu kém cũ, phát huy được tính năng động, sáng tạo của các thành viên và đây cũng là yếu tố quan trọng, quyết định giúp cho mô hình hợp tác xã kiểu mới có thể vượt qua những thách thức, những tồn tại đã, đang và có thể xuất hiện trong tương lai.
Thời gian vừa qua, Kiên Giang đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhóm chính sách hỗ trợ, thúc đẩy để tạo lập môi trường cho các hợp tác xã kiểu mới phát triển. Tháo gỡ khó khăn đối với hệ thống chính sách về đất đai cho các hợp tác xã, chính sách tín dụng cho các mô hình, tập trung vào việc nâng định mức vay, đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ thủ tục cho vay. Đồng thời phát huy vai trò của quỹ phát triển hợp tác xã, thực hiện các chính sách thu hút các cán bộ trẻ, có trình độ về làm việc tại các đơn vị này.
Mô hình cánh đồng liên kết ở Kiên Giang
Ngân sách địa phương đã hỗ trợ các hợp tác xã kiểu mới tổng kinh phí 65 tỷ đồng để chuyển đổi mô hình hoạt động. Riêng ngành nông nghiệp Kiên Giang đã làm cầu nối giới thiệu doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với 147 hợp tác xã sản xuất lúa, tổng diện tích 32.220 ha. Tỉnh Kiên Giang đã xây dựng được trên 105.000 ha diện tích lúa sản xuất theo mô hình cánh đồng liên kết, có sự tham gia của trên 100.000 hộ nông dân.
Xây dựng, chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ sang mô hình hợp tác xã kiểu mới đang là hướng đi đúng và phát huy hiệu quả tốt ở Kiên Giang. Thông qua kế hoạch này, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, việc dạy nghề cho xã viên đã trở nên dễ dàng, thuận tiện. Người nông dân ở Kiên Giang đã có thu nhập khá, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Đây cũng là yếu tố quan trọng để Kiên Giang sớm hoàn thành chỉ tiêu giám nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Theo Việt Quang/Báo Dân Sinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã