Học tập đạo đức HCM

Kiến tạo vùng ngoại ô giàu đẹp, yên bình

Thứ năm - 07/09/2017 21:23
Phải có những cách làm phù hợp với tính chất rất riêng của vùng nông thôn ở một thành phố năng động bậc nhất cả nước. Phải có những con người rất “chất”, những chính sách đãi ngộ rất “ngon”… mới làm nên một “vùng ngoại ô” giàu đẹp, yên bình như vậy.

Như nhận định của Ban điều phối xây dựng NTM TP.HCM, không phải ngày một ngày hai mà Thành phố xóa được lớp học 3 ca ở ngoại thành, xây dựng các Trạm Y tế xã đạt chuẩn, làm đường giao thông nông thôn, thủy lợi đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh, đưa giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp đạt 325 triệu đồng/ha/năm…

Nông dân xã Trung An được học các kỹ năng làm du lịch sinh thái.

Từ chuyện “vốn mồi”

Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM trong từng thời kỳ là vấn đề luôn được sự quan tâm của Thành ủy và UBND TP.HCM. Trải qua thời gian dài, nông nghiệp - nông thôn Thành phố liên tục phát triển, góp phần quan trọng ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội.

TP.HCM xác định, xây dựng NTM là một tiến trình, phải theo hướng phát triển đi lên. Từ đó, với các xã đã đạt chuẩn phải luôn có giải pháp thực hiện, nhằm tiếp tục duy trì và nâng chất các tiêu chí đạt chuẩn trong gia đoạn mới. “Phải xác định đạt tiêu chí không phải là kết quả cuối cùng, mà chỉ là đánh giá mức độ đạt được trong một quá trình, là mức để so sánh sự phát triển giữa các vùng, theo hướng nâng cao chất lượng cuộc sống”, ông Thái Quốc Dân – Phó Chánh VPĐP NTM TP.HCM cho biết.

Theo kết quả điều tra thu nhập hộ gia đình tại 56 xã xây dựng NTM công bố tháng 6.2015 bởi Cục Thống kê và Sở NN&PTNT Thành phố, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn TP.HCM đạt 39,72 triệu đồng. Đây là kết quả của quá trình xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn TP.HCM trong nhiều năm qua.

Theo ông Nguyễn Phước Trung – Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, để làm được điều này, TP.HCM có các cơ chế chính sách phù hợp, giúp huy động được nguồn lực trong dân, nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Ngoài ra, những chính sách này chính là đòn bẩy, giúp sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong dân, mà theo ông Trung, thường được gọi là nguồn “vốn mồi”.

Cụ thể như, nhờ các quy định về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 – 2015, với 1 đồng vốn ngân sách thành phố hỗ trợ lãi vay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện theo định hướng Chương trình mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị của Thành phố, sẽ huy động được 32 đồng vốn từ dân và cộng đồng đầu tư. Trong đó, vốn huy động từ các tổ chức tín dụng là 20 đồng, còn lại vốn huy động trong dân là 12 đồng.

Ông Nguyễn Trọng Liêm – Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM cho hay, TP.HCM cũng xác định, tập trung thực hiện theo đúng phương châm chỉ đạo của Trung ương, gồm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát và dân hưởng”. Phải luôn đa dạng hóa nguồn huy động để xây dựng NTM, trong đó, huy động nguồn lực từ cộng đồng là quyết định, sự tham gia của doanh nghiệp và xã hội là quan trọng, sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là cần thiết.

“Vốn nhà nước chỉ đầu tư cho các công trình thiết yếu, tạo điều kiện đẩy mạnh giao thương, phát triển sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, có sức lan tỏa, tạo động lực, tạo niềm tin cho người dân và toàn xã hội tham gia. Phần còn lại, cả xã hội sẽ chung sức”, ông Liêm nhấn mạnh.

Một điểm nhấn trong việc huy động nguồn lực từ cả xã hội là Chương trình “Cả Thành phố chung sức xây dựng NTM”. Theo đó, Thành ủy TP.HCM đã huy động các đơn vị, đoàn thể, doanh nghiệp... trên toàn Thành phố Ký kết hỗ trợ cả về sản xuất, xóa nhà tạm dột nát, thực hiện an sinh xã hội... cho 5 huyện NTM. Qua đó, phát huy sức mạnh tổng hợp, huy động mọi nguồn lực để chung tay xây dựng NTM.

Linh hoạt những tiêu chí “động”

Khác với bộ tiêu chí NTM chung của cả nước, TP.HCM có các tiêu chí “động” như tiêu chí hộ nghèo, tiêu chí thu nhập, việc làm... Nếu như trước đây, hộ nghèo ở TP.HCM thu nhập từ dưới 12 triệu đồng/người/năm, đến giai đoạn 2014 – 2015, mức thu nhập của hộ nghèo được xác định là dưới 16 triệu đồng/người/năm.

Dự kiến, trong giai đoạn 2016 – 2020, tiêu chí xác định hộ nghèo ở TP.HCM là những hộ có thu nhập dưới 21 triệu đồng/người/năm. Không chỉ vậy, hộ nghèo không chỉ được xác định theo tiêu chí thu nhập mà được đánh giá đa chiều, tức khả năng tiếp cận các vấn đề về giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, chất lượng cuộc sống... của hộ dân.

Để làm được điều này, TP.HCM xác định, xây dựng NTM là một tiến trình, phải theo hướng phát triển đi lên. Từ đó, với các xã đã đạt chuẩn phải luôn có giải pháp thực hiện, nhằm tiếp tục duy trì và nâng chất các tiêu chí đạt chuẩn trong gia đoạn mới.

Nhờ nguồn vốn ưu đãi, anh Nguyễn Lê Cẩm Tú đầu tư trồng dưa lưới, thu về tiền tỉ. 

“Phải xác định đạt các tiêu chí của bộ 19 tiêu chí quốc gia về NTM không phải là kết quả cuối cùng, mà chỉ là đánh giá mức độ đạt được trong quá trình, là mức để so sánh sự phát triển giữa các vùng. TP.HCM phải tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng nông thôn, do đó, Thành phố có thêm các tiêu chí “động”, ông Thái Quốc Dân – Phó Chánh văn phòng điều phối NTM TP.HCM xác định.

Ông Lê Minh Dũng – Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, cho rằng, những tiêu chí “động” trong xây dựng NTM TP.HCM, nghe thì tưởng đơn giản nhưng lại chính là vấn đề mà các huyện đang phải dốc sức mới thực hiện được.

Tại Cần Giờ, huyện này tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị cho nông dân (theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 23.02.2016 của UNBD TPHCM). Nhờ đó trong 6 tháng đầu năm, huyện đã phê duyệt phương án hỗ trợ lãi vay cho gần 600 hộ dân vay vốn để đầu tư nuôi thủy sản với quy mô 690ha, lập danh sách 38 cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn theo Chương trình kết nối ngân hàng, doanh nghiệp gửi Sở Công thương TP.HCM với tổng số vốn 3,84 tỉ đồng.

“Huyện đang làm việc với Sở NN&PTNT xây dựng logo, thương hiệu cho 4 HTX và 2 tổ hợp tác nông nghiệp tại địa phương, song song với đó là triển khai xây dựng HTX tiên tiến, hiện đại, phát triển sản xuất tập thể, cùng nâng cao đời sống người dân”, ông Dũng cho biết.

 Theo Khải Huyền/TTV.VN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập509
  • Hôm nay71,978
  • Tháng hiện tại777,091
  • Tổng lượt truy cập90,840,484
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây