Học tập đạo đức HCM

Kỹ sư làng

Thứ năm - 09/10/2014 23:25
Nhằm giúp bà con có thể lên luống hành được nhanh, đỡ tốn nhân công, chi phí và kịp thời vụ, ông Nguyễn Văn Chế (ảnh) Nam Trung -Nam Sách - Hải Dương đã chế tạo thành công lưỡi cày tự động lên luống.

Từ cuối năm 2008, ông Chế bắt đầu thực hiện ý tưởng của mình, nhưng phải sau 1 năm, chiếc lưỡi cày đa năng của ông Chế mới được ứng dụng thực sự.

 

Lưỡi cày nặng khoảng 20 kg thiết kế theo hình chữ V, nó được tạo bởi hai thanh lập dài 50 cm hàn lại với nhau (phía bên trên) gắn vào chung một trục sắt, một tấm sắt dày, tôi cứng làm thành mặt lưỡi cày.

 

Mặt lưỡi cày mỗi bên có kích thước chiều rộng là 18 cm, dài 40 cm, được uốn hơi thoải, hàn vào mép trên hình chữ V, hàn mép giữa với nhau tạo thành hình giống mũi thuyền. Mép dưới cũng dùng thanh lập dày 0,9 cm hàn lại với theo hình thoải ra. Sau khi tạo được mặt lưỡi cày, hàn cố định mặt trong lưỡi vào thanh lập dày 0,8 cm tạo thành chiều đứng, khoan lỗ phía trên và khoảng giữa của thanh lập dùng để bắt ốc gắn ngay vào trục ngang của dàn phay đất của máy cày.

 

Có thể điều chỉnh lưỡi cày nâng lên, hạ xuống để tạo nên độ cao thấp của luống đất. Khi máy cày lật đất đi đến đâu, lưỡi cày làm đất sẽ tạo thành những luống đều nhau đến đó, các luống đều tăm tắp, đất tơi, xốp, nhỏ.

 

Sáng kiến của ông đã mang lại hiệu quả lớn cho người dân, giảm 50-60% chi phí làm đất, giảm nhân công, rút ngắn thời gian làm đất từ 10-15 ngày/vụ. Cả sào đất trồng hành vừa được cày vỡ, vừa được lên luống xong chỉ trong nửa ngày, với một lao động, giảm đáng kể chi phí sản xuất.

 

Không chỉ làm đất lên luống trồng hành, chiếc lưỡi cày có thể làm đất lên luống trồng rau, đỗ lạc, ngô…chính vì vậy, lưỡi cày lên luống đã được nông dân trong, ngoài tỉnh có phong trào làm vụ đông mạnh như Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hòa Bình.... biết đến, tìm đến tận nơi đề nghị ông chế tạo và bán. Ông Chế cho biết, năm 2009 ông bán được 60 cái và từ năm 2010 đến nay, trung bình mỗi năm ông bán được khoảng 100 cái với giá 1 triệu đồng/cái.

 

Địa chỉ liên hệ: Ông Nguyễn Văn Chế,  ĐT: 03303756495, 0914902072.

  

Theo hoi nongdan.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Hôm nay90,998
  • Tháng hiện tại1,296,470
  • Tổng lượt truy cập94,824,024
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây