Cơ duyên đến với nghề nuôi dúi
Đến với mô hình nuôi dúi của bà Phạm Thị Thanh, bản Kim Tân (xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), tận mắt nhìn thấy những đàn dúi có lông màu đen béo tròn trong chuồng, đang lúc nhúc gặm thân tre, nứa. Cả khu chuồng trại nuôi dúi của gia đình bà Thanh rộng hơn 120 m2, mỗi năm nuôi 1.000 con dúi, những con dúi chủ yếu ăn thân cây tre, nứa, cỏ voi...
Bà Phan Thị Thanh đang trao đổi kĩ thuật chăm sóc dúi với cán bộ khuyến nông xã Huy Bắc.
Trao đổi với Danviet, bà Thanh cười, kể lại: Trong một chuyến đi công tác trên xã vùng cao, tôi thấy người dân bán một đôi dúi rừng ven đường, tôi thấy lạ nên mua về nuôi làm cảnh trong nhà. Mới đầu tôi nghĩ nuôi chơi chứ không dám nghĩ nuôi làm kinh tế.
Sau một thời gian, bà Thanh thấy đôi dúi sinh sôi nảy nở, thức ăn nuôi dúi lại không cần đến các loại cám công nghiệp, bởi bản chất dúi là một loại động vật hoang dã nên thức ăn chủ yếu là tre, nứa, mía, cỏ voi...Sau đó bà bàn bạc với chồng làm chuồng trại cho đàn dúi trú ngụ. Khoảng 3 năm sau đàn dúi nhà bà Thanh bắt đầu phát triển mạnh với số lượng lớn. Trong thời gian vợ chồng bà Thanh nuôi dúi có rất nhiều người dân ở trong huyện và nhiều tỉnh thành khác cũng đến xem mô hình học hỏi và hỏi mua con giống ngày một nhiều...
“Nữ vương” nuôi dúi vùng Tây Bắc
Sau 3 năm chăm sóc và cho sinh sản, đến nay tổng đàn dúi của bà Phạm Thị Thanh tăng lên hơn 1.000 con, trong đó có trên 220 con dúi nái sinh sản, còn lại là dúi giống và dúi thịt. Theo bà Thanh, nuôi dúi rất đơn giản, ít dịch bệnh, không tốn công sức nhiều như chăn nuôi các loại vật nuôi truyền thống khác, hiệu quả kinh tế lại cao gấp nhiều lần so với nuôi lợn, gà. Một cặp dúi giống hiện có giá trên 1 triệu đồng, còn bán lấy thịt thì khoảng 400 nghìn đồng/kg.
Bà Phạm Thị Thanh đang kiểm tra sức khỏe và quá trình phát triển của đàn dúi tại trang trại
Thức ăn cho đàn dúi rất đơn giản chủ yếu là mía và tre, nứa,cỏ voi...
Bà Thanh chia sẻ kinh nghiệm nuôi dúi: Nuôi dúi không phải dùng đến thuốc thú y vì loài động vật này có sức đề kháng rất cao. Thức ăn chính của dúi khá đơn giản và dễ kiếm, chủ yếu là các cây thuộc họ nhà tre, mía, cỏ voi, thậm chí cả lõi ngô. Dúi sinh sản khá nhanh, 1 năm 1 dúi mẹ đẻ khoảng 4 lứa, mỗi lứa đẻ từ 3 - 5 con. Loài dúi này có đặc tính là không thích di chuyển nhiều, ưa yên tĩnh và râm mát. Nhất là khi dúi mẹ đẻ càng không được di chuyển hay gây tiếng động mạnh. Mỗi ngày chỉ cần cho dúi ăn 1 lần.Thậm chí trong ngày quên không cho dúi ăn cũng không sao.Về chuồng trại không cần phải làm phức tạp, chỉ cần dùng các tấm gạch men loại 50cm x 50cm ốp vào làm chuồng là được, không cần phải che chắn kỹ càng như các chuồng nuôi con vật khác. Chiều cao của chuồng phải đảm bảo 80 cm để tránh tình trạng dúi bò ra ngoài.
Cận cảnh đàn dúi của gia đình bà Phạm Thị Thanh đang chờ đến ngày xuất chuồng bán ra thị trường.
Bà Thanh cho Danviet biết: Sắp đến dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 này, đàn dúi của gia đình tôi đang được nhiều tiểu thương và các nhà hàng ở trong tỉnh và các tỉnh Điện Biên, Phú Thọ và Hà Nội...tìm đến và đặt mua liên tục. Có thời điểm gia đình tôi còn không có sản phẩm để cung cấp ra thị trường. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ chi phí tôi có lãi gần 600 triệu đồng/năm từ việc bán dúi giống và dúi thịt. Giờ gia đình tôi đã có điều kiện kinh tế khá giả hơn so với trước kia và có của ăn của để, con gái đầu trong nhà cũng đang đi du học nước ngoài. Sắp tới tôi dự tính sẽ mở rộng mô hình lên hơn 2.000 con dúi...
http://danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã