Theo bà Dậu, trồng cam trên đất đồi khó hơn vì không chỉ đòi hỏi người chăm sóc phải thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng của cây mà còn phải thực hiện nghiêm ngặt các quy trình, như: Tỉa cành, chăm sóc sau khi thu hoạch để cây dễ quang hợp; lựa chọn bón phân hữu cơ đã ủ mục và phân vi sinh để cây sinh trưởng, phát triển tốt; phun thuốc phòng trừ sâu bệnh…
Năm 2010, ngoài giống cam sành Bố Hạ truyền thống, bà tìm đến Viện Giống cây trồng Trung ương mua giống cam Vinh và cam Đường Canh về trồng.
Theo đánh giá của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp huyện Yên Thế, mô hình trồng mới cam sạch bệnh CS1 và V2 trên địa bàn huyện sinh trưởng và phát triển rất tốt. Các hộ dân tham gia mô hình đã tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật của dự án. Định kỳ mỗi tháng, kỹ thuật viên của dự án đều đi kiểm tra để nắm bắt tình hình sinh trưởng, phát triển của cây cam cũng như hướng dẫn bà con cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.
Là người đã nhiều năm gắn bó với cây cam sành Bố Hạ, bà Nguyễn Thị Hợi ở thôn Tân Hồng, xã Đông Sơn đã mạnh dạn đăng ký tham gia thực hiện dự án trồng với quy mô 4.000 m2 bằng giống cam CS1. Khi tham gia dự án, bà Hợi đã được hỗ trợ một phần giá cây giống, 50% chi phí vật tư, phân bón, được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam. Đến nay, vườn cam của bà Hợi sinh trưởng và phát triển tốt, là nguồn thu đáng kể để vươn lên làm giàu chính đáng.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã