Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ… nuôi lợn

Chủ nhật - 06/11/2016 01:08
“Dám nghĩ, dám làm, nhiều vốn chưa đủ, tâm huyết, ham học hỏi, cần cù và không ngừng sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới là chìa khóa của thành công”, Bùi Thị Huyền, bà chủ Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Trường Tùng ở xã Thượng Trưng, Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) – một trong 63 nông dân của cả nước được nhận danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016 tối 14-10 vừa qua chia sẻ với chúng tôi.

Đầu tư xây dựng trang trại 2,5 ha nuôi lợn khép kín quy mô lớn, tính toán, quy hoạch bài bản và khoa học, triển khai từng bước thận trọng, tổ chức phân công lao động hợp lý, áp dụng công nghệ tiên tiến, mỗi năm gia đình chị thu lời tới 3,7 tỷ đồng.

Dám nghĩ, dám làm

Không bao giờ chị Bùi Thị Huyền lại nghĩ rằng mình sẽ chuyển sang nghề nuôi lợn chuyên nghiệp và trở thành chủ một hợp tác xã chăn nuôi quy mô lớn. Cuộc sống mưu sinh trông chờ vào hai sào ruộng và buôn bán nhỏ lẻ, hoàn cảnh kinh tế cũng chỉ đủ ăn, Huyền không có ý định đầu tư làm ăn lớn, làm giàu. Khi được chính quyền, Hội nông dân khuyến khích, tạo điều kiện, chị dần thay đổi nếp nghĩ là muốn làm giàu thì tập trung chăn nuôi và mở mang dịch vụ ngay trên mảnh đất quê hương là một hướng đi triển vọng.

Đầu năm 2013, khi biết một chủ trang trại ở địa phương muốn bán lại do làm ăn thua lỗ, vợ chồng Huyền táo bạo quyết định mua lại, biến ý tưởng nung nấu bấy lâu thành hiện thực. Nghĩ là làm, hai vợ chồng mạnh dạn cắm sổ đỏ vay ngân hàng, vay bạn bè đầu tư trang trại chăn nuôi lợn nạc quy mô lớn theo công nghệ tiên tiến. Nhiều người biết chuyện can ngăn nhưng vợ chồng chị vẫn quyết tâm không bỏ lỡ cơ hội vươn lên làm giàu bởi niềm tin nếu dốc tất cả công sức và tâm huyết, chịu khó tìm tòi, học hỏi sẽ gặt hái thành công.

Đầu tư trang trại chăn nuôi tổng hợp quy mô lớn, gia đình chị Huyền mỗi năm thu lợi nhuận 3,7 tỷ đồng.

Vạn sự khởi đầu nan. Ban đầu cơ sở vật chất trang trại cũ chỉ là hệ thống chuồng trại đơn sơ, đường sá lầy lội, chị Huyền đầu tư gần năm tỷ đồng xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn, gà tập trung quy mô lớn theo quy trình khép kín lý tưởng, hiện đại. Quy mô ban đầu gồm năm dãy chuồng hở, sau chuyển thành năm dãy chuồng lạnh khép kín, tổng công suất chăn nuôi khoảng 2.500 con phân thành các chuồng chuyên nuôi lợn thịt, lợn nái sinh sản, nái hậu bị…

Dốc tiền tỷ đầu tư, nếu không có hiểu biết, kiến thức và chủ quan trong phòng chống dịch bệnh, rất có thể thua lỗ nặng nề, trắng tay. Chị Huyền trực tiếp đi tham quan các mô hình chăn nuôi ở các tỉnh, chủ động liên hệ và học hỏi kinh nghiệm các đơn vị có uy tín, kỹ thuật kinh nghiệm hàng đầu trong chăn nuôi lợn với công nghệ khoa học tiên tiến hiện đại, tranh thủ sự tư vấn của các nhà khoa học, tự mày mò đọc sách, lên mạng để thu nạp kiến thức, từ đó áp dụng vào thực tiễn trang trại của mình.

Các khâu chăn nuôi thực hiện theo quy trình rất chặt chẽ, ngay từ khâu chọn giống cũng rất tỉ mỉ, chỉ chọn nuôi các loại giống có chất lượng cao. “Trăm hay không bằng tay quen”, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, giờ chị đã đảm nhiệm, quán xuyến, thành thục tất cả các khâu. Dù là Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Trường Tùng nhưng cả ngày chị luôn tất bật cùng công nhân thường trực ở trang trại. “Chăm lợn chẳng khác chăm con, luôn phải “ba cùng” với lợn”, chị Huyền chia sẻ. Vợ chồng chị lắp đặt hẳn hệ thống camera giám sát toàn bộ trang trại để tiện quan sát, kịp thời chỉ đạo mọi công việc. Trang trại rộng 2,5 ha luôn xanh, sạch, thông thoáng, chuồng nuôi có hẳn hệ thống máy lạnh làm mát luôn giữ ấm về mùa đông, mát về mùa hè, nhiệt độ dao động 28 đến 30 độ C, không có mùi hôi, có máng ăn tự động và có bảng ghi chi tiết lịch ăn, tiêm phòng, khối lượng thức ăn cho từng đàn lợn.

Trang trại áp dụng quy trình nuôi khép kín tự sản xuất con giống, sử dụng cám Dabaco, tuân thủ nghiêm ngặt khâu phòng bệnh, tiêm phòng 100% cho đàn lợn, vệ sinh thường xuyên và phun xịt thuốc khử độc sát trùng định kỳ, làm biogas bạt, bốn hầm khí biogas để xử lý chất thải chăn nuôi và tận dụng khí đốt. Kiểm soát chặt chẽ người và vật lạ vào khu vực chăn nuôi để tránh mầm bệnh xâm nhập, áp dụng nghiêm ngặt quy định sát trùng, bảo đảm nguồn nước cũng như nguồn thức ăn hằng ngày luôn sạch sẽ, trang trại miễn nhiễm trước nhiều dịch bệnh, tất cả lứa lợn đều khỏe, ăn ngủ tốt, nhanh lớn. Chị Huyền kể mỗi khi lợn có biểu hiện ốm, biếng ăn, chị trực tiếp cùng công nhân túc trực tại chuồng xử lý tình huống rồi không ít đêm thức trắng canh lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn.

Chuồng nuôi lợn.

Không ngừng tìm tòi, chịu khó học hỏi để áp dụng thành tựu kỹ thuật, phương pháp mới trong chăn nuôi, chất lượng sản phẩm không ngừng gia tăng. Và thành công hôm nay còn xuất phát từ những bước triển khai thận trọng. Đầu tư trang trại nuôi lợn cần vốn lớn, lại dễ gặp rủi ro vì dịch bệnh, ban đầu vợ chồng chị Huyền liên kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam để được chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi và bao tiêu sản phẩm, do vậy chi phí đầu tư giảm và có cơ hội tranh thủ học hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, nuôi hai lứa gia công chỉ 4.200 đồng/kg, doanh thu không cao, chị chuyển sang chăn nuôi lợn thịt theo hình thức độc lập tự cung tự cấp. Sau ba năm hạch toán, tuy thu lãi nhiều hơn nhưng vẫn chưa cao bởi nuôi lợn thịt chỉ phát triển phần ngọn, nuôi lợn nái vừa quay vòng nhanh, lợi nhuận cao hơn, trong khi nhu cầu của thị trường lớn.

Ban đầu nuôi 80 con lợn nái siêu nạc để phục vụ con giống cho trang trại, nay đã gây giống được 270 con lợn nái, cung cấp lợn giống cho các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Sơn Tây, Phú Thọ. Từ đó, mô hình chăn nuôi khép kín hình thành, vừa chủ động tất cả các khâu từ con giống đến phòng dịch bệnh, nguồn thức ăn và đầu ra sản phẩm. Chị Huyền nhẩm tính, tổng số vốn đã đầu tư hơn 15 tỷ đồng, mỗi năm trừ tất cả chi phí, gia đình thu lợi nhuận 3,7 tỷ đồng. Chỉ riêng năm 2015, trang trại cung cấp cho thị trường 6.750 con lợn giống; 1.400 con lợn thịt; 20 tấn gà; 1,4 tấn vịt; 2 tấn cá thịt.

Bí quyết thành công

Chia sẻ bí quyết thành công, chị Huyền cho rằng phải luôn đặt chữ tín lên hàng đầu. Khi nuôi gia công phải thực hiện theo đúng yêu cầu của đối tác, khi mình tự chăn nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn và giữ chữ tín trong giao dịch, nếu lóa mắt vì lợi nhuận mà làm ẩu chẳng khác gì tự hại mình. Sở dĩ “đầu ra” của trang trại không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường không chỉ vì sản phẩm sạch, đạt chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn bởi bà chủ hợp tác xã năng động tìm kiếm thị trường.

Một cơ sở giết mổ tập trung quy mô lớn tại Hà Nội nhiều năm nay nhận bao tiêu sản phẩm dù giá thu mua cao hơn, bởi trang trại tuân thủ đầy đủ quy trình kiểm định và yêu cầu khắt khe về cân nặng, chất lượng lợn, đặc biệt là nói không với các loại chất cấm. Tận dùng mạng xã hội để quảng bá kinh doanh, tương tác với các khách hàng có nhu cầu, số lượng lợn giống của trang trại xuất chuồng được tiêu thụ ngày một tăng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Chuồng nuôi gà.

Trang trại chăn nuôi vừa được công nhận đạt chuẩn VietGap, tạo việc làm thường xuyên cho tám lao động bình quân thu nhập 5 triệu đồng/người/tháng, mỗi năm lãi tiền tỷ để xây dựng nhà cửa khang trang và đầu tư mở rộng chăn nuôi, đó là những thành quả bước đầu sau gần bốn năm hành nghề… nuôi lợn. Thu nhập dư dả, lại sẵn kinh nghiệm, vợ chồng chị Huyền có điều kiện truyền đạt kinh nghiệm, giúp đỡ những hộ nông dân có cơ hội xóa đói giảm nghèo, làm giàu từ chăn nuôi, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện.

Chị Huyền tiết lộ, thịt lợn vẫn là thực phẩm phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình và chăn nuôi tập trung theo hướng theo tiêu chuẩn, chất lượng cao chính là cách làm giàu hiệu quả. Trên đà thành công, vợ chồng chị dự định tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng thêm trang trại. Và mong muốn không chỉ của riêng gia đình chị mà của nhiều người nông dân có “tư duy mới, nhận thức mới, kiến thức mới, đời sống văn hóa mới và quyết tâm mới” muốn được hỗ trợ các cơ chế đãi ngộ đặc thù như trợ giúp về thủ tục đầu tư, quỹ đất, ưu đãi vay vốn lãi suất thấp, miến giảm thuế, phòng dịch… để phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn và tự tin hội nhập.

Theo Tuấn Anh/nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập296
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại821,274
  • Tổng lượt truy cập90,884,667
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây