Học tập đạo đức HCM

Làm giàu với đặc sản tiến vua

Thứ bảy - 13/02/2016 21:59
Lần đầu tiên ở Quảng Ngãi, anh nông dân Đồng Rân đã ấp nở thành công loài chim Trĩ đỏ thuộc họ hàng chim Công, chim Phượng, nổi tiếng là đặc sản tiến vua mang lại thu nhập hơn 100 triệu mỗi năm.

Lần đầu tiên ở Quảng Ngãi gia đình anh nông dân Đồng Rân ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng đã ấp nở thành công loài chim Trĩ đỏ, từng nổi tiếng là "đặc sản tiến vua".

Sau nhiều năm trồng thử nghiệm thành công hoa ly xứ lạnh, năm 2011, gia đình anh Rân được Phòng Kinh tế TP Quảng Ngãi chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ 100 con chim giống trĩ đỏ (một ngày tuổi) với hy vọng là nơi cung ứng giống chim quý giúp bà con nông dân xóa đói giảm nghèo.

Anh Rân kể, thoạt đầu do chưa nắm vững kỹ thuật, chim Trĩ đỏ lại chưa thích nghi với điều kiện thời tiết, môi trường nuôi nhốt tại nhà nên chết dần. "Thấy chim ngã chết như ngả rạ mà lòng đau xót, may nhờ cán bộ kỹ thuật của thành phố về giúp đỡ không những ngăn chặn được dịch bệnh mà còn mở ra cơ hội nhân giống đàn chim trĩ thành công", anh Rân thổ lộ. 

Theo anh Rân, chim Trĩ đỏ là động vật hoang dã có sức đề kháng cao tuy nhiên để nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là yếu tố đặc biệt quan trọng. Mỗi tuần phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại khoảng  3 lần. Không để các vật sắc, nhọn, sợi nilông trong khu vực nuôi đề phòng chim ăn phải sẽ dẫn đến thủng diều mà chết.

12-1-Anh-2-Chim-tri.jpg

Theo anh Đồng Rân, nhiều người thích mua chim Trĩ đỏ về làm kiểng trong vườn nhà.Ảnh:Trí Tín.

Kỹ thuật nuôi chim Trĩ đỏ rất đơn giản từ khâu úm con giống, chăm sóc, thời kỳ đẻ trứng đến cho ăn, uống cơ bản giống như gà. Chuồng trại phải được che chắn tránh gió, nền trải lớp cát khô, không để nước mưa làm chim bị ướt vì loài chim này kỵ nước. Tháng đầu tiên cho chim ăn cám công nghiệp (giành cho gà con), từ 1 tháng đến dưới 3 tháng tuổi cho ăn cám trộn lẫn rau các loại. Chim Trĩ đỏ 3 tháng tuổi trở lên thì bắt đầu cho ăn lúa, bắp cùng với cám, rau. Khoảng 6 tháng tuổi thì chim mái bắt đầu đẻ trứng (trung bình mỗi năm chim mái đẻ 90 trứng). 

Theo anh Rân, chim Trĩ đỏ không có bản năng ấp trứng nên phải nhờ gà ấp hộ (tỉ lệ ấp nở đạt 60%) hoặc sử dụng phương pháp ấp bằng máy (tỉ lệ nở đạt trên 80%)... Đối với chim trống chúng có bộ mỏ nhọn sắc, nên phải cắt hoặc mài bớt phần mỏ tránh chim ăn trứng. " Để nhân rộng đàn chim giống quí, tôi quyết định đầu tư mua máy ấp trứng nhằm chủ động nguồn giống vừa phát triển kinh tế gia đình vừa cung ứng cho bà con nông dân ở miền Trung", ông Rân nói.

Hiện tại gia đình anh bán mỗi con chim giống một tháng tuổi giá 150.000 đồng, chim sinh sản lên một triệu đồng, chim trống thành thục làm cảnh giá 1,5 triệu đồng. Sau khi lựa chọn những con trống, mái để lại làm giống, anh Rân bán mỗi kg chim Trĩ đỏ cho các nhà hàng với giá 350.000 đồng. Từ năm 2012 đến nay, trung bình mỗi năm anh xuất bán ra hàng trăm con chim Trĩ đỏ giống, bán chim kiểng cho người dân ở các tỉnh khu vực miền Trung và phía Bắc  thu nhập hơn 100 triệu đồng. 

12-1-Anh-3-Chim-tri.jpg

Chim Trĩ đỏ con ấp nở thành công ở gia đình anh Đồng Rân.Ảnh:Trí Tín.

Ông Phạm Quốc Thanh, cán bộ kỹ thuật của Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi nhận định, anh Đồng Rân ở thôn 2, xã Nghĩa Dõng là hộ nông dân đầu tiên ấp nở, nuôi thành công loài chim Trĩ đỏ. Mô hình chăn nuôi này không chỉ mở ra hướng xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân có đất sản xuất ít ỏi mà còn  góp phần quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen động vật quý hiếm tại Việt Nam.

Còn ông Trần Dương, Phó trưởng Phòng Kinh tế thành phố Quảng Ngãi thì khẳng định, kỹ thuật nuôi chim Trĩ đỏ đơn giản nhưng mang lại giá trị kinh tế cao, mang lại thu nhập gấp 4 đến 5 lần so với nuôi gà thịt thông thường. Bà con nông dân nuôi loài chim này không phải sợ "bí" đầu ra vì nhu cầu tiêu thụ, thú chơi chim Trĩ đỏ làm kiểng ở các tỉnh, thành là rất lớn. 

Ông Dương cho rằng, nguồn thực phẩm từ chim Trĩ từng được ghi nhận là giàu protein, vitamin, canxi, sắt trở thành món ăn đặc sản ở các nhà hàng nhưng do nằm trong Sách đỏ Việt Nam quí hiếm, ngoại hình đẹp nên chủ yếu được nuôi làm cảnh.

Theo y học cổ truyền, thịt chim Trĩ được sử dụng như một vị thuốc quý, có nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu có công dụng bổ trung ích khí, tư gan bổ thận, chủ trị tỳ vị hư yếu, chữa biếng ăn ... Thịt chim Trĩ được sánh với “Nem công, chả phượng”, có tác dụng kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần và thể lực sung mãn...

Theo  vnexpress.net

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập226
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay34,561
  • Tháng hiện tại995,377
  • Tổng lượt truy cập91,058,770
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây