Học tập đạo đức HCM

Lập nghiệp trên miền nắng gió

Thứ tư - 14/11/2018 19:35
Dưới tán cây xanh mát nơi thôn Lan Đình, xã Gio Phong, chàng trai trẻ Trần Quốc Toản (sinh năm 1992) miệt mài chăm sóc đàn cá chình trong hệ thống bể nuôi bê tông. Nhìn cách Toản chăm chút đàn cá, có thể thấy được sự tâm huyết của người thanh niên này. Tiếp chuyện chúng tôi, Toản kể, vì hoàn cảnh gia đình nên sau khi học hết trung học phổ thông, Toản quyết định “Nam tiến” để làm công nhân, phụ giúp gia đình. Toản trải qua nhiều công việc ở những công ty khác nhau. Cuối năm 2017, Toản về quê nhà ăn tết cùng người thân và quyết định ở lại lập nghiệp.

Khi được tôi hỏi “Sao lại quyết định về quê làm nông nghiệp và chọn nuôi cá chình, một loài cá khó nuôi?”, Toản trả lời: “Thật ra, ý tưởng về quê nhà lập nghiệp đã xuất phát từ lúc tôi bước chân vào Sài Gòn làm việc. Lựa chọn đi là để có kinh nghiệm, vốn liếng để về quê lập nghiệp chứ không phải ở xứ người. Quãng thời gian dài bôn ba nhiều nghề, khắp nơi trên mọi miền đất nước, tôi đã cố công tìm tòi nuôi con gì, trồng con gì cho hợp với thổ nhưỡng, khí hậu ở quê. Sau nhiều lần tìm hiểu, tôi quyết định nuôi cá chình. Loài này tuy khó nuôi nhưng nếu nuôi tốt thì hiệu quả kinh tế rất cao”.

Để bắt tay thực hiện kế hoạch ấp ủ bấy lâu, tháng 4/2018, Toản huy động được 100 triệu đồng làm vốn xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và nhập mua con giống về nuôi thử nghiệm. 3 bể nuôi bê tông được Toản xây dựng theo đúng kĩ thuật, mỗi bể có diện tích 70 m2 . Còn cá chình giống được Toản nhập về từ Công ty Vạn Xuân, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ban đầu, Toản thả trên 300 con giống, mỗi con có trọng lượng khoảng 100 gam. Toản nói: “Nuôi từ 1 năm trở lên, cá sẽ xuất bán được với trọng lượng mỗi con chừng hơn 1 kg. Giá cá chình hiện tại trên thị trường được bán với giá từ 430 - 450 ngàn đồng/kg. Đây là loài có giá trị kinh tế cao và được thị trường rất ưa chuộng”.

Từ khâu con giống đến đầu ra đều được Công ty Vạn Xuân “bao trọn gói” nên Toản không còn lo lắng gì mà chỉ tập trung vào việc nuôi cá chình cho thật tốt. Mỗi khi đến thời điểm thu hoạch, Công ty Vạn Xuân sẽ cho xe ra tận nơi thu mua hết số cá mà Toản nuôi được. “Cá chính là loài ăn tạp nên tôi tận dụng thức ăn có sẵn, tự kiếm được như tôm, tép, cá tạp nên kinh phí thức ăn được giảm thiểu tối đa. Kĩ thuật đã nắm vững nên mỗi khi cá bị bệnh tôi có thể chữa trị được. Hiện tại, cá đang sinh trưởng và phát triển rất tốt. Dự kiến, sau Tết Nguyên đán 2019, tôi sẽ thu cá”, Toản phấn khởi nói. Toản cũng cho biết thêm rằng, Huyện đoàn Gio Linh đã lên kế hoạch hỗ trợ Toản về nguồn vốn để đầu tư nuôi thêm cá chình.

Sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, Trường Đại học Đà Lạt (thành phố Đà Lạt) vào năm 2012, anh Nguyễn Văn Tám (sinh năm 1989), ở thôn Nhĩ Thượng, xã Gio Mỹ trải qua nhiều công việc khác nhau từ nhân viên khách sạn đến nhân viên kinh doanh các mặt hàng điện tử… ở khắp các tỉnh thành phía Nam. Cuối năm 2016, được sự động viên từ người thân, Tám về nhà lập nghiệp với mô hình nuôi thử nghiệm gà thịt và gà lấy trứng. Sau hơn 1 năm, nhận thấy có thể sống tốt trên mảnh đất quê hương nếu biết cách và có nghị lực, anh Tám xây dựng trang trại chăn nuôi tổng hợp ở vùng Cát Trạng với số vốn ban đầu hơn 300 triệu đồng. Trên diện tích chừng 2 ha, anh xây dựng chuồng trại để nuôi bò lai Brahman, gà thịt, gà trứng và trồng cỏ sả. Trang trại anh Tám hiện có đàn bò lai 7 con, 400 con gà cho trứng và mỗi năm nuôi 5-6 lứa gà lấy thịt theo hướng hữu cơ, một lứa nuôi 500 con. Đều đặn 4-5 tháng, anh xuất bán 1 lần. Trang trại của anh góp phần đưa kinh tế gia đình đi lên, cho thu nhập ổn định, tạo việc làm cho 1 thanh niên trong thôn.

Phó Bí thư Thường trực Huyện đoàn Gio Linh Nguyễn Hồng Quân cho hay, phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp ở Gio Linh hình thành đã từ lâu nhưng phải đến cuối năm 2017 - đầu năm 2018 mới phát triển mạnh mẽ và có sức lan tỏa rộng rãi. Trong những năm qua, Huyện đoàn Gio Linh thường xuyên có những hoạt động, chương trình thiết thực nhằm hỗ trợ, động viên những mô hình thanh niên có thêm nghị lực, niềm tin trong quá trình lập thân, lập nghiệp.

“Tháng 3/2018 vừa qua, Huyện đoàn Gio Linh tổ chức diễn đàn “Thanh niên Gio Linh hành trình khởi nghiệp” với sự tham gia đông đảo của các đoàn viên, thanh niên. Tại diễn đàn này, các thanh niên được cung cấp những thông tin hữu ích về phong trào lập thân, lập nghiệp trong cả nước và tại tỉnh nhà. Bên cạnh đó, các thanh niên cũng mạnh dạn chia sẻ những tâm tư, nguyện vọng, bày tỏ những khó khăn trong quá trình lập nghiệp và đề xuất những kiến nghị, yêu cầu các cấp bộ hội, đoàn hỗ trợ. Từ đó, Huyện đoàn và Ủy ban Hội LHTN Gio Linh kịp thời nắm bắt tình hình và tích cực tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm giữa các mô hình thanh niên sản xuất giỏi để truyền lửa khởi nghiệp cho các thanh niên”, anh Quân nói.

Nhằm kết nối những thanh niên có tinh thần lập thân, lập nghiệp, Huyện đoàn Gio Linh đã lập ra trang Facebook “Tuổi trẻ khởi nghiệp Gio Linh” với đông đảo thành viên là các đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn. Nhờ trang Facebook này mà các đoàn viên, thanh niên gặp khó khăn trong quá trình khởi nghiệp được hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời từ BCH Huyện đoàn Gio Linh, tiếp thêm niềm tin, hi vọng và nhiệt huyết khởi nghiệp trong các bạn trẻ. “Ngoài công tác tuyên truyền, động viên, chúng tôi đã đề xuất việc thành lập Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ thanh niên Gio Linh khởi nghiệp và lên kế hoạch thành lập các tổ hợp tác để tăng cường công tác hỗ trợ, động viên, truyền lửa cho các thanh niên lập nghiệp với hành động cụ thể, thiết thực”, anh Quân cho biết thêm.

Ngoài hỗ trợ, động viên, khích lệ về mặt tinh thần, để các mô hình thanh niên phát triển kinh tế có hiệu quả và thêm bền vững thì sự hỗ trợ về nguồn vốn là không thể thiếu. Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gio Linh thường xuyên phối hợp với Huyện đoàn hỗ trợ nhiều thanh niên vay vốn ưu đãi để làm ăn, phát triển kinh tế. Ông Hoàng Đình Mẫn, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Gio Linh cho biết: “Tổng số dự án cho vay từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn huyện Gio Linh là 12 dự án với số tiền 527 triệu đồng, trong đó có 8 mô hình thanh niên lập nghiệp, làm ăn tốt được hỗ trợ với 400 triệu (mỗi mô hình 50 triệu đồng). Thời gian tới, ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp cùng Huyện đoàn kiểm tra, khảo sát để kịp thời hỗ trợ các mô hình thanh niên lập nghiệp có hiệu quả, qua đó phần nào truyền lửa cho các bạn trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong quá trình lập thân, lập nghiệp, xây dựng quê hương, đất nước”, ông Mẫn chia sẻ thêm.

Nguồn: http://www.baoquangtri.vn

 Tags: toản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập378
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm366
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại819,888
  • Tổng lượt truy cập90,883,281
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây