Tiêu biểu trong hình thức này là việc doanh nghiệp liên kết với nông dân. Doanh nghiệp đóng vai trò nhà đầu tư, ứng dụng KHKT, đảm bảo thị trường tiêu thụ; còn nông dân nhận khoán và được hỗ trợ quá trình sản xuất chăn nuôi…
Với hình thức liên kết này, các DN cung ứng con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật, thuốc thú y và bao tiêu toàn bộ sản phẩm; người chăn nuôi xây dựng chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải theo yêu của DN, tổ chức sản xuất và nhận tiền công theo hợp đồng ký kết.
Với chăn nuôi gà có các DN tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi gia công như: Cty CP Việt Nam, Cty Japfa, Cty Emivest, Cty Bình Minh… Hình thức liên kết này được triển khai ở một số địa phương như Hà Nội, Yên Bái, Quảng Ninh, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Trà Vinh, Đồng Nai, Sóc Trăng…
Điển hình với liên kết chuỗi thịt gà ở Đồng Nai với hình thức Cty Bình Minh hợp tác với hộ nông dân, trang trại theo hình thức gia công. Chuỗi liên kết được cụ thể: Cty đầu tư giống, thức ăn, quy trình nuôi, phòng bệnh… Cty thu mua lại sản phẩm gà lông từ hệ thống gia công, giết mổ, sơ chế tại cơ sở của công ty. Cty phân phối cho các đối tác thông qua hợp đồng tại các địa điểm liên kết (Đăk Lăk, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang).
Hình thức liên kết với DN hiện đang có nhiều quy mô khác nhau. Ví dụ tại Hà Tĩnh như mô hình liên kết với TCty Khoáng sản - thương mại Hà Tĩnh, Cty CP Việt Nam với quy mô lớn (có mặt thường xuyên 500 con/lứa trở lên); đối với quy mô vừa (100 - 500 con/lứa); với quy mô nhỏ (từ 20 - 100 con/lứa/hộ và thành lập các tổ hợp tác, HTX chăn nuôi).
Hình thức liên kết là Cty bán con giống, thức ăn, hỗ trợ kỹ thuật và thu mua sản phẩm theo giá thị trường thông qua ký kết hợp đồng với tổ hợp tác hay HTX; hoặc Cty chỉ bán con giống và thu mua sản phẩm thương phẩm theo giá thị trường.
Tại Trà Vinh, nhiều Cty đã triển khai hình thức nuôi gia công đối với sản phẩm gà thịt quy mô 6.000 - 12.000 gà thịt/đợt nuôi. Tương tự tại Thừa Thiên - Huế, nông dân đã liên kết với một số Cty nuôi gia công với quy mô hàng chục nghìn gà thịt/năm. Tại Hà Tĩnh có 2 cơ sở chăn nuôi gà quy mô lớn (có mặt thường xuyên 10.000 con/lứa) liên kết theo chuỗi với một Cty quy mô 10.000 con/lứa, lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng/năm.
Với liên kết chăn nuôi gia công, các chủ trang trại hầu hết đều có lãi do không phải lo về đầu ra và giá cả. Sau một thời gian, các chủ trang trại chăn nuôi đều học hỏi và tiếp cận được với các kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến sau khi hết hợp đồng gia công.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã