Học tập đạo đức HCM

Liên kết xây dựng thương hiệu nông sản

Thứ tư - 14/12/2016 07:40
Xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với việc nâng cao giá trị và tiêu thụ ổn định cho sản phẩm nông sản. Để làm được, rất cần sự vào cuộc, liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây vẫn đang là một mắt xích rất yếu trong quá trình sản xuất và nâng cao giá trị nông sản hiện nay.

Chưa phát huy hết giá trị 

Nhiều năm qua, vịt bầu Quỳ của Quỳ Châu đã là sản phẩm có thương hiệu trong người tiêu dùng với mùi vị thơm ngon đặc biệt. Tuy nhiên, tiêu thụ vẫn còn bất cập so với chất lượng của sản phẩm. Gia đình ông Nguyễn Quang Quyền, bản Minh Tiến, xã Châu Hạnh có đàn vịt bầu Quỳ hơn 500 con.

Là giống vịt gốc của địa phương, đàn vịt bầu cổ ngắn, chân ngắn, chất lượng thơm ngon. Tuy nhiên, việc tiêu thụ rất cầm chừng bởi khó cạnh tranh về giá cả. “

Thịt vịt bầu Quỳ Châu có màu vàng hơn hẳn so với các loại vịt khác, mùi vị thơm ngon. Ở nhiều nơi, người bán nhập nhèm, lấy thương hiệu vịt bầu Quỳ để bán các loại vịt khác. Giá bán ở đây đã là 150.000 đồng/kg, nên khi đưa đi các nơi khác rất khó bán, người tiêu dùng khó chấp nhận mức giá quá cao so với các loại vịt khác”- ông Quyền chia sẻ. 

Cam Vinh cũng là một trong những sản vật được nhiều người ưa chuộng và đã có “thương hiệu” trên thị trường. Tuy nhiên, dù là sản phẩm đã xây dựng thành công chỉ dẫn địa lý cách đây gần 20 năm nhưng bản thân chủ các nhà vườn trồng cam cũng lo lắng đầu ra cho sản phẩm khi chưa có tem mác thống nhất để tránh việc sản phẩm cam Vinh bị mạo danh trên thị trường.

Trong 4 ha cam đã trồng, cả gia đình ông Võ Văn Bàng, xóm Đồng Trung, xã Đồng Thành (Yên Thành) có 1 ha đã cho thu hoạch, ông vẫn trăn trở mong sản phẩm cam được công nhận chính thức để tránh tình trạng mạo danh.

Ông Bàng chia sẻ: “Trên thị trường có rất nhiều loại cam, kể cả cam từ Trung Quốc tràn sang, người bán cứ quảng cáo là cam Vinh, trong khi người tiêu dùng chưa có cách gì để kiểm chứng, người trồng cam cũng chưa có thương hiệu, nhãn mác riêng để bảo vệ sản phẩm của mình”.

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản trong số hàng chục mặt hàng nổi bật của Nghệ An. Các sản phẩm này chỉ mới dừng lại ở mức được công nhận chứ chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Liên kết xây dựng thương hiệu

Xã Đồng Thành (Yên Thành) có khoảng 80 ha cam với gần 60 hộ trồng, trong đó hơn 20 ha đã cho thu hoạch. Từ năm 2015, xã đã có ý định thành lập Hiệp hội những người trồng cam, nhưng qua hơn 1 năm, ý định đó vẫn chỉ nằm ở mong muốn của những người có trách nhiệm.

Phó Chủ tịch UBND xã, ông Nguyễn Văn Long cho biết: “Nếu thành lập được hiệp hội, không chỉ thống nhất được cách sản xuất đỡ ô nhiễm môi trường nhờ sử dụng phân vi sinh mà còn tạo điều kiện để có đầu ra ổn định, tập trung, đặc biệt từ hiệp hội này sẽ có thể có tổ chức đứng ra xây dựng thành công thương hiệu cam Đồng Thành, nhưng bà con chưa quan tâm vì hiện nay sản phẩm vẫn đang được tiêu thụ tốt”.

Nghệ An có nhiều loại hàng hóa nông sản đặc trưng khối lượng lớn và tập trung. Thế nhưng, việc xây dựng thành công thương hiệu như Chỉ dẫn địa lý cam Vinh, thương hiệu tập thể chè Nghệ An, nước mắm Cửa Hội, dứa Quỳnh Lưu... chỉ đếm đầu ngón tay. Trong số hơn 8.000 doanh nghiệp đã có mã số thuế trên địa bàn tỉnh, hiện chỉ mới có khoảng trên 600 nhãn hiệu sở hữu công nghiệp được đăng ký và chủ yếu là của những doanh nghiệp lớn. 

Theo ông Trần Quốc Thành - Giám đốc Sở KH&CN, thì để có thể xây dựng và bảo vệ thương hiệu thành công bền vững, trong vấn đề liên kết, Nhà nước chỉ đóng vai trò định hướng, tư vấn và hỗ trợ chứ không can thiệp quá sâu.

Trong đó, phải kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của chính quyền cấp huyện, vì đây là cấp Nhà nước nắm rất sát với tình hình thực tế của địa phương. Từ đó, có thể tìm ra các loại cây đặc sản để định hướng cho người dân, tạo vùng sản xuất, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu. 

Nguồn: Báo Nghệ An

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập211
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm208
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại868,358
  • Tổng lượt truy cập90,931,751
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây