Học tập đạo đức HCM

Mô hình nuôi dê núi đá ngày một lan rộng

Chủ nhật - 12/03/2017 06:22
Với mục đích khai thác tiềm năng của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập và giúp đỡ người dân, năm 2013 Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình làm đầu mối hỗ trợ bà con xã Quy Hậu (huyện Tân Lạc) vay vốn nuôi dê.

Đến nay nhiều hộ không những hoàn trả đủ số nợ mà còn sở hữu đàn dê vài chục con. 


Đàn dê của gia đình anh Bùi Văn Hào

Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình nhận thấy việc đầu tư chăn nuôi dê sinh sản là hướng đi phù hợp và có tính bền vững nên đã phân bổ 300 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh cho Hội Nông dân xã Quy Hậu cho 15 hộ dân vay vốn để mua giống. 

Tiêu biểu là hộ ông Bùi Văn Hào tận dụng dãy núi đá sau nhà để nuôi dê. “Sáng thả dê lên núi, chiều chúng tự về uống nước, ăn sắn lát phơi khô rồi lên hang ngủ. Không phải chăn dắt gì đâu, dê tự đi tự về”, ông Hào chia sẻ. 

Lúc đầu, gia đình ông Hào nuôi 10 con, đến nay đàn dê đã phát triển lên 40 con. Dê mắn đẻ, mỗi năm sinh sản từ 2 - 3 lứa, ít bệnh. Giá cả luôn giữ mức từ 120.000 - 130.000 đ/kg (thịt hơi), năm 2016 giá ổn định 130.000 đ/kg. Sau khi bỏ vốn mua giống, việc đầu tư khá đơn giản. Chỉ nuôi trong vòng 1 năm đã đạt từ 30 - 35 kg/con trị giá khoảng 3 triệu đồng. 

 

"Tuy nhiên, nuôi dê cũng dễ xảy ra dịch bệnh vào lúc giao mùa. Vì thế mà việc tiêm phòng là rất cần thiết. Dê rất khắc nước, mùa mưa thường bị tiêu chảy, nên thả vào những chỗ cao ráo. Nên làm sàn để phân rơi xuống, tránh tình trạng ẩm thấp mất vệ sinh", ông Hào chia sẻ thêm. 

Cùng đợt vay vốn, nhiều hộ khác ở xóm Cộng 1 đầu tư vào nuôi dê cũng đem lại kết quả khả quan. Các ông Bùi Văn Hào, Bùi Văn Chiến, Bùi Văn Tiến góp vốn cùng làm chuồng trại nuôi chung, hiện đàn dê tăng lên 50 con. Hộ ông Bùi Văn Thực, xóm Khang 3 cũng đang sở hữu đàn dê trên 30 con... 

Ông Bùi Văn Niến, khuyến nông viên xã Quy Hậu cho biết, do địa hình và điều kiện tự nhiên phù hợp chăn nuôi dê, nhiều hộ sau một thời gian nuôi đã trả được vốn vay và dư ra từ 10 - 20 con để tiếp tục nhân giống. Năm 2016, phong trào nuôi dê trong xã phát triển mạnh. Nhiều thương lái tìm đến mua vì thịt dê sạch, ngon. 

Được biết Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Quy Hậu đã ra đời vào tháng 8/2016. Đây là nơi các hộ nuôi dê trao đổi kinh nghiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Hiện tổ có 13 thành viên. Ngoài nuôi dê, một số hộ kết hợp thêm nuôi lợn rừng, trồng cam để tăng thêm thu nhập.

Nguồn: nguoichannuoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập307
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại813,379
  • Tổng lượt truy cập90,876,772
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây